Điểm xuất phát của mô hình này là phương trình tăng trưởng của Harrod. Lỗ hổng về tiết kiệm trong nước là chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm được thể hiện như sau:
I< F + S.Y
F – Tổng dòng vốn vào 1 – Tổng nhu cầu đầu tư
Y – Tổng sản phẩm đầu ra của nền kinh tế sản xuất ra trong năm s – Tỷ lệ tiết kiệm
Nếu F + S.Y vượt quá I thì nền kinh tế sẽ hoạt động hết công suất, và có thể nói lỗ tiết kiệm đã được lấp.
Nếu đầu tư ở các nước đang phát triển có một tỷ lệ nhập khẩu cận biên (ở các nước điến hình thường chiếm 3-60%) và thiên hướng cận biên nhập khẩu của một đơn vị GDP là m2 (thường chiếm khoáng 10-15%), thì mức hạn chế hay lỗ hổng ngoại hối có thể thể hiện như sau:
mxi + m2Y – E < F
E là mức ngoại sinh của xuất khẩu.
Như vậy, F, khối lượng dòng vốn vào có mặt ở cả hai bất đẳng thức và là yếu tố cực kỳ quan trọng trong phân tích. Đương nhiên các chỉ tiêu khác như E, Y cũng sẽ có tác động khi tăng hay giảm đối với các lỗ hống. Tuy nhiên, tác động của việc tăng dòng vốn vào sẽ lớn hơn khi có lỗ hổng về ngoại tệ so với trường họp có lỗ hổng về tiết kiệm. Nhưng điều này không có nghĩa là các nước có lỗ hổng trong tiết kiệm trong nước không cần đến sự hỗ trợ của nước ngoài. Mặc dầu E và F có thể thay thế cho nhau nhưng chúng lại có tác động gián tiếp khác nhau, đặc biệt trong trường hợp F biểu thị những khoản vay phải trả lãi.
Về quan hệ giữa tăng trưởng và tiết kiệm, các nhà kinh tế cho rằng: viện trợ nước ngoài còn tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình phát triển băng cách tạo thêm nguồn tiết kiệm trong nước qua nâng mức tăng trưởng. Khi nguồn lực tại chỗ đủ cho nền kinh tế tự phát triển ổn định thì viện trợ ưu đãi sẽ không còn cần thiết nữa. Hỗ trợ tài chính phải được bổ sung bởi sự hỗ trợ kỹ thuật dưới hình thức chuyển giao sức lao động chất lượng cao đế bảo đảm cho quỹ hỗ trợ được sử dụng hiệu quả nhất trong việc làm nền kinh tế tăng trưởng. Quá trình lấp lỗ hổng này do vậy là tương tự với việc lấp lỗ hổng tài chính đã đề cập ở trên.
Cuối cùng khối lượng viện trợ còn được quy định bởi khả năng hấp thụ của nước nhận viện trợ, hoặc cho khả năng sử dụng quỹ viện trợ một cách sáng suốt và có hiệu quả.
Một nhà kinh tế khác – John Holsen đã tính ra “lỗ hổng tài chính” từ nhu cầu đầu tư và tiết kiệm trong nước để sau đó dự kiến nguồn viện trợ bên ngoài cần có đế bổ sung cho lỗ hổng này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét