Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Thực trạng việc áp dụng thuế xuất-nhập khẩu trên thế giới

     Thuế xuất – nhập khẩu: Đối tượng chịu thuế là mọi tổ chức, cá nhân thực hiện xuất – nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới. Thuế do Hải quan thu và nộp ngay tại cửa khẩu. Thuế xuất nhập khẩu đã giảm bớt trong những năm gần đãy nhất là ở những nước thu nhập trung bình, song cấu trúc thuế ở các nước đang phát triển còn phụ thuộc nhiều vào loại thuế này.

     Đặc biệt, hiện nay, nhiều nước thu nhập thấp như như Gambia, Uganda, Roanđa, Suđăng, Tôgô và Iêmen, ít nhất một nửa nguồn thu của chính phủ có được từ thuế nhập khẩu. Tuy vậy, đối với hầu hết các nước, thuế nhập khẩu cao hơn đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, ví dụ như làm tăng động lực buôn lậu và trốn thuế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với nhũng nước đã có mức thuế suất cao thì động lực buôn lậu sau đó sẽ tăng không theo mức thuế tăng. Như vậy tăng thuế 10% có thể dẫn tới tăng các hoạt động buôn lậu nhiều hơn 10%.

    Thuế xuất khẩu hiện nay không được sử dụng ở Mỹ và rất hiếm gặp ở các nước công nghiệp phát triển khác. Tuy nhiên loại thuế này vẫn tồn tại khá phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ớ vùng châu Phi nhiệt đới và Đông Nam Á. Thuế thường đánh vào xuất khấu nguyên liệu thô như gỗ, khoáng sản, dầu khí hay sán phẩm nông sán xuất khẩu. Theo thống kê, 20 nước đang phát triển có doanh thu thuế xuất khấu chiếm hơn 10% tổng thu nhập thuế trong thập niên 80, song chí có ở 7 nước, chủ yếu là các nước thu nhập thấp ở châu Phi là thuế xuất khẩu chiếm hơn 20% tổng thu nhập thuế.

thuế xuất-nhập khẩu

    Thuế xuất khẩu thường được áp dụng vì người ta tin rằng thuế này do người tiêu dùng nước ngoài chịu. Có nghĩa là người ta cho rằng chính thuế được xuất ra nước ngoài tới người tiêu dùng cùng với hàng hóa. Tuy nhiên hiếm khi có được các điều kiện cần để xuất khẩu thuế cùng với hàng xuất khẩu tới người tiêu dùng nước ngoài. Thuế xuất khẩu cũng được áp dụng đê thúc đẩy các mục tiêu ngoài thu nhập như tăng hoạt động chê biên nguyên liệu thô ở các nước đang phát triển xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Điêu này được thực hiện bằng cách áp đặt thuế xuất khẩu cao vào các loại hàng xuất khẩu chưa chế biến và giảm hoặc loại bỏ thuế đối với các mặt hàng đã chế biến từ nguyên liệu thô.

    Trên lý thuyết thì việc áp dụng thuế xuất khâu này sẽ làm tăng giá trị gia tăng tại chỗcủa các loại tài nguyên xuất khẩu và như vậy là tăng công ăn việc làm và thu nhập cho nền kinh tế địa phương. Không may là trong nhiều trường họp thì kết quả hóa ra là chính phủ bị mất mát thu nhập thuế xuất khẩu nhiều hơn là thu được từ giá trị gia tăng tại chỗ, nhất là khi nguyên liệu được chế biến được xuất khấu miễn thuế. Một nghiên cứu đã dẫn chứng một số ví dụ ở Đông Nam Á và châu Phi trong đó giá trị gia tăng đạt được từ quá trình chế biến tại chỗ được bảo hộ biến gỗ khúc thành gỗ dán đạt được ít hơn một nửa lượng thu nhập thuế xuất khẩu đáng ra đã có thể thu được nếu như gỗ thô được xuất khẩu dưới dạng khúc.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét