Có trường hợp người làm chính sách khi phải đối diện với những tình huống đặc biệt cam go đã nhận thức rằng chi phí để tiếp tục trả nợ còn cao hơn chi phí khi vỡ nợ. Các nhà lãnh đạo rất mong muốn các công dân của mình phải tiến hành những biện pháp thắt lưng buộc bụng để trả nợ nước ngoài.
Hơn nữa, đôi khi, việc các chủ nợ là người phải chịu một phần trách nhiệm đối với chi phí cho khoản nợ xấu là điều được coi là rất hợp lý, đặc biệt trong trường hợp họ cố ý đẩy vốn vào những dự ánđáng nghi ngờ. Nói rộng hơn, việc chủ nợ phải chịu trách nhiệm một phần đồng nghĩa, họ phải gánh chịu một phân chi phí bằng việc chấp nhận những khoán thu về nhỏ hơn hoặc thậm chí tuyên bô xóa bỏ một phần của khoán nợ.
Vỡ nợ không chỉ là vấn đề hay gặp phải ở các công ty tư nhân, mà còn ở diền ra ở các định chế công, nhất là các DNNN. Vỡ nợ không chỉ giới hạn ờ các nước đang phát triển, mà còn xảy cả đối với các nước phát triển, khung hoảng nợ công ở Châu Âu là một minh chừng cho vỡ nợ ở các nước phát triển. Vờ nợ xảy ra thường xuyên ở các nước thuộc khu vực Châu Mỹ La tinh, Châu Ả trong suốt thế kỷ XX cũng như đầu thế kỷ XXỈ.
Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ có thể làm suy giảm khả năng trả nợ trong tương lai của một nước tới một lúc nào đó cả người đi vay và người cho vay đều cảm thấy tốt hơn nếu xóa bỏ cho nhau một phần nợ. Tình thế đó được gọi là nợ treo (debt overhang). Điều này sẽ làm cản trở tăng trưởng, và do đó làm giảm khả năng hoàn trả của một quốc gia. Nguồn tài chính nước ngoài được xem là có tác động tích cực lên quá trình tăng trưởng, song nghĩa vụ nợ lại có tác động ngược chiều. Khi nghĩa vụ nợ tăng lên, ảnh hưởng ngược chiều sẽ trầm trọng hơn, với một nghĩa vụ nợ đủ lớn, tác động bao trùm lên quá trình tăng trưởng sẽ trờ thành tác động ngược chiều.
Khủng hoảng nợ những năm 1980 và Khủng hoảng nợ Châu Âu những năm 2010
Câu hỏi liên quan đến vỡ nợ và tái cấu trúc nợ không còn là các tình huống được đặt ra trong lý thuyết mà chúng đã trở thành vấn đề hiện hữu không chỉ ở các nước đang phát triển, mà cả các nước phát triển trong suốt vài thập kỷ trở lại đãy. Trong suốt nhũng năm 1970, một số lớn các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Mỹ La tinh đã tiến hành vay nợ ồ ạt và tích lũy các khoản nợ chồng chất, lớn đến mức tính đến thời điểm năm 1983, nợ dài hạn của các nước đang phát triển từ các ngân hàng thương mại đã tăng từ 19 tỷ lên tới 307 tỷ đô la, gấp 16 lần so với năm 1970 (Bảng 11 – 3 ). Tổng nợ tăng lên theo hệ số là 10 trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1983, sau đó lại tăng gấp đôi số đó trong mười năm tiếp theo.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét