Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Nợ doanh nghiệp không được bảo lãnh

      Nợ tư nhân bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công của nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng, về bán chất đây là các khoán nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả. Nợ tư nhân không được báo lãnh là các khoản nợ mà trách nhiệm trả nợ nước ngoài cùa con nợ tư nhân không được một chủ thể của khu vực công của nước con nợ bảo lãnh thanh toán, ở Việt Nam hình thức vay nợ này thường bao gồm nợ không được bảo lãnh của DNNN, nợ không được bảo lãnh của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, gọi chung là nợ doanh nghiệp không được bảo lãnh.

     Theo loại hình vay, nợ nước ngoài được phân loại thành vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại.

     Vay hồ trợ phát triển chỉnh thức’. Theo định nghĩa của Tố chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính Phủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tể cho Chính Phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không.

Nợ doanh nghiệp không được bảo lãnh

     Vay hỗ trợ phát triển chính thức là loại nợ có nhiều điều kiện ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả nợ và thời gian ân hạn. Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chính thức thấp hơn nhiều so với vay thương mại. Thời gian cho vay hỗ trợ phát triển chính thức dài (có thể 10, 15 hay 20 năm) và thời gian ân hạn dài, do vậy các nước đang phát triển thường hướng tới và tận dụng tối đa nguồn vốn này cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

     Tuy nhiên, vay hỗ trợ phát triển chính thức cũng có những mặt trái của nó. Tính ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chính thức rất rõ rệt, bên cạnh đó, việc vay hồ trợ phát triển chính thức đôi khi kèm theo những điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trá tăng lên đáng kể.

     Vay thương mại : Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường. Chính vì vậy, vay thương mại thường có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Việc vay thương mại của Chính Phủ phải được cần nhắc hết sức thận trọng và chi quyết định vay khi không còn cách nào khác.

    Theo chủ thể cho vay nợ nước ngoài được phân loại thành nợ đa phương và nợ song phương.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tài khóa, chi ngan sach nha nuoc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét