Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Thực trạng nợ nước ngoài ở Việt Nam

Thực trạng nợ nước ngoài ở Việt Nam

  1. Thiếu vốn luôn là vấn đề nan giải đối với các nước đang phát triển, nhưng các nước này lại có tiềm năng để thu được tỷ suất lợi tức đầu tư cao hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước phát triển, đãy chính là cơ sở để có thế vay vốn từ các nước giàu. Trong bối cảnh đó, vay nợ nước ngoài góp phần bố sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần chuyến giao công nghệ và năng lực quản lý, ổn định thu nhập trong nước và bù đắp cán cân thanh toán, từ đó góp phần làm tăng trưởng và phát triển kinh tế

  2. Nợ quốc gia là toàn bộ các khoản vay nợ nước ngoài cho các hoạt động kinh tê xã hội của chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệptư nhân. Nợ quốc gia có xuất xứ từ các nguồn vay như ODA, vay thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay thương mại, vay của các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ và vay thông qua trái phiếu.


  3. Nợ nước ngoài được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Theo thời hạn vay, nợ nước ngoài được phân thành nợ nước ngoài ngắn hạn và nợ nước ngoài dài hạn, theo chú thế đi vay thì nợ nước ngoài được phân thành nợ công, nợ tư nhân được Chính Phù bảo lãnh và nợ tư nhân, theo loại hình vay, nợ nước ngoài được phân loại thành vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại, theo chú thể cho vay nợ nước ngoài được phân loại thành nợ đa phương và nợ song phương.

  4. Lý thuyết chu kỳ nợ cho ràng các nước đang phát triển từ khi bước vào vay nợ cho đến khi bước vào giai đoạn cho vay sẽ trải qua 5 giai đoạn từ con nợ trẻ, con nợ chín muồi, con nợ giảm dần, nhà cho vay trẻ và cuối cùng là nhà cho vay chín muồi nhỏ, sau đó tăng dần và đến giai đoạn đỉnh cao sẽ trờ thành con nợ chín muồi. Tuy vậy, không phải tất cả các quốc gia đều có thể thực hiện đúng quỹ đạo của lý thuyết chu kỳ nợ nói trên mà lại rơi vào tình trạng vỡ nợ. Vay nợ một cách không khôn ngoan và sử dụng đồng vốn kém hiệu quả sẽ làm mất khả năng thanh toán quốc tế và dự trữ quốc gia làm sụp đổ nền kinh tế.

  5. Tính đến cuối năm 2010 nợ nước ngoài của Việt Nam là 32,5 tỷ USD, chiếm 42,2% GDP, trong đó khoản nợ của Chính phủ là 27,86 tỷ USD chiếm 85,7% tổng dư nợ. về cơ cấu nợ, 46,66% trong số 32,5 tỷ USD này là nợ song phương, 44,59% là nợ đa phương, còn lại là nợ do phát hành trái phiếu, nợ các ngân hàng thương mại và các chủ nợ tư nhân khác. Mức dư nợ này được dự kiến trả từ năm nay đến hết năm 2026, với mức trả hàng năm cao nhất lên tới gần 2,4 tỷ USD (cả gốc lẫn lãi, phí) và năm thấp nhất gần 1 tỷ USD. Nhìn chung, xem xét chỉ tiêu nợ nước ngoài của Việt Nam cho thấy các chỉ tiêu này vẫn đang nam trong giới hạn an toàn và ngân sách nhà nước vẫn được duy trì bền vững.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét