Các nhà lãnh đạo EU còn nhất trí tăng cường nguồn lực tài chính từ 250 tỷ euro lên 440 tỷ euro nhằm bảo đảm năng lực bơm vốn thực tế cho các nước Eurozone. Đãy là một công cụ để ổn định tài chính châu Âu, đồng thời cũng đảm bảo đủ tín dụng viện trợ cho các nước Eurozone cónguy cơ theo chân Ireland, Hy Lạp, hay Bồ Đào Nha.
Ngoài ra, công cụ ổn định tài chính châu Âu này có thế gia nhập vào thị trường một cấp, trực tiếp ra tay thu mua trái phiếu chính phú của những nước Eurozone đang gặp khó khăn về phát hành trái phiếu, nhàm xoa dịu tình trạng khẩn cấp.
Những nguyên nhân của khùng hoảng nợ và vỡ nợ
Có nhiều yếu tố quyết định đến khủng hoàng nợ, các yếu tổ này bao gồm cà yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, cũng như các yếu tố bên trong hay bên ngoài như sự tác động của các cú sốc kinh tế quốc tế nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các nước vay nợ, vấn đề quản lý kinh tế trong nước kém hiệu quả, và các quyết định cho vay sai lầm được tiến hành bởi các ngân hàng quốc tế.
Thứ nhất, các cú sốc và khủng hoảng kinh tể quốc tế Các cú sốc và khủng hoảng kinh tế quốc tế là nguyên nhân hàng đãu cho khủng hoảng nợ không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả các quốc gia phát triển. Cuộc khùng hoảng tài chính 1997 – 1998 đã làm nhiều quốc gia đang phát triển rơi vào tình trạng vỡ nợ như Indonesia, Thái Lan, LB Nga.
Tháng 8 năm 2007 bóng bóng cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ bùng nổ và chỉ sau hai tháng cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn đã làm suy sụp niềm tin của hệ thống tài chính ở Mỹ và Châu Âu và là điểm khởi đầu của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008. Cho đến nay các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang còn nằm trong suy thoái, mới chỉ có một vài quốc gia có dấu hiệu phục hồi. Mặt khác, trong thập niên qua giá xăng dầu, nguyên vật liệu trên thế giới tăng nhanh đã tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu buộc các quốc gia xem xét lại chiến lược phát triển của mình, vấn đề tái cơ cấu kinh tế được quan tâm nhiều nhất trong những năm trở lại đãy. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho nhiều quốc gia bao gồm cả các nước công nghiệp phát triển (Aixơlen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha) và đang phát triển (Ucraina, Indonesia, Belorusia…) rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Để thoát khỏi tình trạng này các nước phải kêu gọi sự trợ giúp và gói hỗ trợ của IMF, WB và các nước phát triển khác, đồng thời chính phủ các nước này phải thực hiện hàng loạt các chính sách cải cách kinh tế và tài chính trong nước nhằm đối phó với tình trạng nợ ngày càng trầm trọng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét