Có thể dùng viện trợ nước ngoài để lấp đầy các “lỗ hổng” đó nhưng không nên lạm dụng vì như thế sẽ dẫn đến tình trạng “nợ nần” vượt tầm kiểm soát. Dựa vào tiềm lực nội địa để thu hẹp khoảng cách, duy trì mức giới hạn cho phép của các “lỗ hống” là một việc làm hết sức cần thiết và đúng đắn trong bổi cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động hiện nay.
Vai trò của nợ nước ngoài
Xét trên nhiều phương diện, có thế thấy rằng nợ nước ngoài đã để lại ấn tượng xấu từ khi có các cuộc khủng hoảng diễn ra trong thập kỷ 1980 và cuối thập kỷ 1990. Tuy nhiên, hoạt động vay nợ có cân nhắc kỹ lưỡng vẫn luôn được coi là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiêu nước, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp. Phần lớn các nước công nghiệp mới (NICs) trong quá trình công nghiệp hóa đều phụ thuộc vào nguồn vôn vay nợ từ nước ngoài.
Nợ nước ngoài đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu vốn đầu tư của các nước đang phát triển rất lớn, vượt quá khả năng đáp úng của quốc gia, hoạt động vay nợ cho phép quốc gia đó đầu tư nhiều hon khả năng tiết kiệm và nhập khẩu nhiều hon khả năng xuất khẩu. Nếunguồn vốn bổ sung đi vào các dự án đầu tư hiệu quả, chúng sẽ tạo ra đủ thu nhập để trả tiền lãi và tiền gốc cho luồng vốn vay nước ngoài lúc ban đầu. vốn là vấn đề nan giải đối với các nước có thu nhập thấp, nhưng các nước này lại có tiềm năng để thu được tỷ suất lợi tức đầu tư cao hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước giàu có hơn họ, đây chính là cơ sở để có thể vay vốn từ các nước giàu. Trong bối cảnh đó, vay nợ nước ngoài có thể giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển, đồng thời cũng có thể mang lại thu nhập hấp dẫn cho các chủ nợ.
Vay nước ngoài là nguồn bổ sung phổ biến mà các nước đang thiếu vốn thường hay sử dụng. Nợ nước ngoài cũng có thể làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế bằng việc đầu tư vào các ngành mũi nhọn, tạo đà cho nền kinh tế phát triến.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét