Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Các chính sách kinh tế ở trong nước kém hiệu quả

Các chính sách kinh tế ở trong nước kém hiệu quả

      Mặc dầu cùng gánh chịu các cú sốc từ bên ngoài, song không phải tất cả các con nợ đều có chung một số phận. Hàn Quốc là một trong những nước vay nọ thế giới nhiều nhất, nhưng các chính sách kinh tế có tiếng vang đã giúp họ thực hiện nghĩa vụ nợ đồng thời nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trường trong suốt những năm 1980.

     Đặc biệt, các nước này đã đối phó bằng cách cắt giảm thâm hụt ngân sách, kiềm chế sự mở rộng cầu nội địa, và khuyên khích sán xuất đế xuất khẩu. Trái lại, ớ nhiều quốc gia khác, các phản ứng từ phía nhà hoạch định đã làm cho khủng hoảng càng thêm trầm trọng hơn.

      Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển tăng nhanh do những cú sốc hay khủng hoảng kinh tể toàn cầu, kế cả các đợt tăng giá dầu từ 1973 đến 1974, từ 1979 đến 1980, từ những năm 2006 đến nay. Mặc dầu nhập khẩu và thâm hụt thương mại tăng lên, giá cả leo thang và thâm hụt ngân sách càng lớn, song các chính phủ đều cho rằng khủng hoảng dầu lửa chỉ là vấn đề tạm thời và không cần phải hạn chế cầu. Nhiều quốc gia cho rằng họ có thế đi vay đế bù đắp thâm hụt (từ ngân hàng trung ương trong nước hoặc từ các ngân hàng nước ngoài) và thậm chí còn tăng tiêu dùng mà không hạn chế cầu và bao vây thâm hụt. Tuy nhiên chiến lược này chỉ có thế được xem như một động cơ chính trị trong ngắn hạn, nếu duy trì lâu dài sỗ làm cho tình hình lạm phát cũng như gánh nặng nợ càng tăng thêm.

chính sách kinh tế

     Trong khi đó, một số chính phủ đã cố gắng bù đắp giá cả xuất khẩu tăng bằng cách duy trì tỷ giá hối đoái được định giá cao giá trị đồng tiền nhằm hạn chếsự gia tăng của giá cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu. Nước cờ này rất phổ biến với nhà tiêu dùng bởi lẽ nó làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, nhưng lại ngăn càn tăng trưởng xuất khẩu và thúc đẩy thu hút vốn. Nói khái quát hơn, các nước chủ động đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, chủ yếu ở Đông Á, sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu và giám thâm hụt hơn là các nước theo đuổi chiến lược hạn chế mở rộng thương mại, như các nước Mỹ La tinh. Kết quá cuối cùng là các nước có tỷ giá hối đoái được định giá quá cao giá trị đồng tiền và có chiến lược không chủ động khuyến khích xuất khẩu hơn sẽ đối mặt với thâm hụt cán cân vàng lai nhiều hơn, do đó có nhu cầu đi vay nợ nhiều hơn. Thay vì cài thiện được tình hình, khủng hoảng nợ càng diễn biến tồi tệ hơn. Nâng giá quá mức đồng tiền quốc gia và hạn chế ngoại thương và thanh toán quốc tế góp phần làm cho vốn tuồn ra khỏi các nước kém phát triển, làm gay gắt thêm thâm hụt tài khoản vãng lai và các vẩn đề nợ nước ngoài.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét