Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Tác động của chính sách tài khóa đến quá trình phát triển kinh tế ViệtNam

       Quá trình cái cách và đổi mới ở Việt Nam gắn liền với những thành công và những khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên có thế nhận thấy, cũng như hầu hết các nước đang phát triển, ngân sách nhà nước của Việt Nam luôn trong tinh trạng bội chi.

      Sau khi thống nhất đất nước đến những năm 1980, tài chính của Việt Nam luôn trong tình trạng yếu kém, thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt ngân sách cao, chi tiêu của NSNN phải trông đợi một phần quan trọng từ nguồn viện trợ bên ngoài.

       Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tể, chuyển từ cơ chế kể hoạch hóa tập trung, bao cấp rộng khắp sang cơ chế thị trường. Với những thay đổi ban đầu chính sách tài chính đã có một số tác động tích cực đến tình hình kinh tế. Tuy nhiên, thu NSNN vẫn không đủ chi và thâm hụt ngân sách ngoài việc vay và xin viện trợ nước ngoài thì còn phải bù đắp bằng phát hành tiền của NHTW.

chính sách tài khóa

     Giai đoạn những năm 1980 chứng kiến sự bùng nổ trong chi tiêu NSNN nhưng nguồn thu lại không tăng tương ứng. Hệ quả là bội chi ngân sách rất cao so với tổng chi NSNN. Năm 1984 thâm hụt ở mức 18,3%, 1986là 30,8 %, 1988 là 40,3% và số bội chi NSNN vẫn còn khoảng 1/3 tống chi NSNN năm 1990. Trong thời gian 5 năm 1986 – 1990, 59,7% mức thâm hụt này được hệ thống Ngân hàng thanh toán bằng cách phát hành tiên, bằng các khoản vay nợ và viện trợ của nước ngoài và một số nhỏ do các khoản thu từ bán công trái trong nước.

     Từ năm 1991 đến 2005, để góp phần đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, nhà nước đã không phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách mà sử dụng các hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước và vay nợ nước ngoài. Thay vào đó là chính sách tài khóa thận trọng với các biện pháp thắt chặt chi tiêu, cân đối thu chi, giữ vững mức bội chi ngân sách luôn dưới 5%. Bội chi NSNN giai đoạn 2006-2010 đã tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ trên GDP so với giai đoạn trước. Xu hướng gia tăng bội chi NSNN đã xuất hiện trước khi có khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng chỉ làm cho bội chi NSNN thêm nặng nề hơn. Tuy nhiên, mức bội chi NSNN trong giai đoạn 2006-2010 cơ bán theo đúng dự toán, thậm chí có năm còn thấp hơn dự toán mặc dù thu chi NSNN đều vượt dự toán, chứng tỏ kỳ vọng nới lỏng chính sách tài khoá thông qua tăng bội chi NSNN còn cao hơn khi thực hiện



1 nhận xét: