Chính sự tăng trưởng nợ trong những năm 1970 và đầu những năm 1980 với tốc độ nhanh như vậy đã đấy một số nước có nợ tồn tích quá nhiều và quá nhanh đến chỗphiền hà. Trong nửa đầu của năm 1982, có tám quốc gia đã thiết lập lại cơ chế thanh toán nợ (thỏa thuận các điều khoán mới để kéo dài nợ phải thanh toán).
Trong tháng 8 năm 1982, Mêhicô đã làm các thị trường toàn cầu phải sửng sốt khi tuyên bố rằng họ không còn khả năng trả nợ, và nó là báo hiệu khởi đầu của một làn sóng lớn các cuộc khủng hoảng nợ nổ ra gây chấn động hàng chục quốc gia. Suốt từ năm 1983 đến năm 1987, có hơn 300 tỷđô la nợ phải trả đã được cơ cấu lại. Hiện nay, tức là khoảng 30 năm sau, dư âm của những cuộc khùng hoảng này vẫn còn và đe dọa quay trở lại một số nước, còn các nước đang phát triển rút ra được nhũng bài học vô cùng bổ ích về quản lý kinh tế trong tương lai.
Tiếp theo sự đổ vỡ của các nền kinh tế La tinh là sự vỡ nợ của các nước Châu Á, bắt đầu từ Thái Lan, sang đến Indonesia. Khủng hoảng tài chính năm 1997 – 1998 đã làm cho nền kinh tế của các quốc gia này suy giảm nghiêm trọng, đến nay vẫn chưa đạt được tốc độ tăng trưởng so với thời kỳ trước khủng hoảng.
Khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu tư Hy Lạp năm 2009 – 2010, lan tỏa sang các nước EU khác như Ireland, Bồ Đào Nha, buộc chính phù các quốc gia này kêu gọi sự trợ giúp của Liên minh Châu Âu và IMF.
Hy Lạp
Hy Lạp đang đối mặt với 2 vấn đề thâm hụt cùng một lúc, đó là thâm hụt ngân sách (vượt 13% GDP năm 2010) và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (khoảng 9% GDP, so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%).
Bên cạnh đó, nợ còn hạn của Hy Lạp lên tới gần 400 tỷ đôla Mỹ, trong đó riêng nợ đến hạn năm 2010 là 73 tỷ đôla Mỹ. Lãi suất Hy Lạp phái trả cho các khoản vay nợ lên tới mức kỷ lục, trên 9% đối với các khoản vay có kỳ hạn.
Tháng 3 năm 2010, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức BI từ mức Bal và cho biết sẽ có thể hạ thêm. Dù thực hiện được kế hoạch điều chính kéo dài 3 năm, nợ của Hy Lạp đến năm 2013 vẫn lên mức 158% GDP. Sự phụ thuộc quá nhiều của Hy Lạp vào nguồn tài trợ nước ngoài đã khiến cho nền kinh tế nước này trở nên dễ tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Sự nghi ngờ của giới đầu tư lên đến đỉnh điểm khi Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bổ ước tính về thâm hụt ngân sách của Hy Lạp là 13,6% GDP – cao hơn hẳn so với con số ước tính được chính phủ Hy Lạp đưa ra trước đó.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét