Năm 1966, trong cuốn “Viện trợ nước ngoài và tăng trưcrng kinh tế” của Chenery và Strout, trình bày về “mô hình 2 lỗ hổng” và lần đầu tiên phân tích các mối quan hệ đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Ýtướng chính là phát triển hiệu quả cung cấp trong nước và việc sử dụng vốn nước ngoài là để lấp đầy “lỗ hống đầu tư tiết kiệm” và “lỗ hổng thương mại”.
Mô hình “hai lỗ hống” nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh công thức sao cho hai bên phương trinh cân bàng. Khi “lỗ hổng đầu tư tiết kiệm” lớn hơn “lỗ hổng thương mại” thi các nước sẽ giảm đầu tư và tăng cường tiết kiệm trong nước và ngược lại thì các nước sẽ giảm nhập khẩu hoặc tăng xuất khẩu. Khi sử dụng vốn nước ngoài để cân bằng hai lỗ hổng thì sẽ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Chính phủ các nước sẽ chủ động điều chinh việc sử dụng vốn nước ngoài thông qua ba giai đoạn: giai đoạn một là để bù đắp cho sự thiếu hụt năng lực; giai đoạn thứ hai là để làm cho tiết kiệm có khoảng trống, và giai đoạn thứ ba là để bù đắp những lỗ hống ngoại hối. Mô hình này nhân mạnh việc sứ dụng vốn nước ngoài trong tăng trưởng kinh tếở các nước đang phát triển và vai trò quan trọng cúa sự cần thiết phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực nước ngoài cộng thêm vai trò điều tiết của chính phủ trong cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển hiện nay.
Mô hình ba lỗ hổng
Mô hình “ba lỗ hổng” của Bacha, Solimano và Taylor chính là sự phát triển mô hình “hai lỗ hổng” ở trên. Mô hình gồm ba “lỗ hổng” đó là: “lỗ hổng đầu tư tiết kiệm”, “lỗ hổng thương mại” và bổ sung thêm thể chế tài chính như là một lỗ hổng thứ ba “lỗ hổng thâm hụt ngân sách” do thu ngân sách không đủ chi ngân sách.
Ba “lỗ hổng” này là ba khiếm khuyết cúa nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển. Chúng tự nhiên hình thành trong quá trình phát triển đi lên của mỗi quốc gia và chính phủ các quốc gia cần có những biện pháp thu hẹp khoảng cách các lỗ hổng. Mặt khác, các lỗ hổng này chúng có ảnh hưởng lẫn nhau, bởi vậy khi đưa ra một chính sách cụ thể chính phủ các nước cần so sánh tương quan khoảng cách giữa các lỗ hổng. Ví dụ, khi lỗ hồng thương mại lớn hơn lỗ hống ngân sách, chính phủ các nước nên ưu tiên tăng thu ngân sách bằng các biện pháp từ thuế đồng thời tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để thu hẹp lồ hống thương mại. Khi lỗ hổng thâm hụt ngân sách lớn hơn lỗ hổng đầu tư thì phản xạ từ các chính sách của chính phủ là giảm chi tiêu chính phú, tăng đầu tư với tốc độ chậm cùng với việc tăng tiết kiệm trong tiêu dùng của người dân. Xác định được tương quan khoảngcách giữa các lỗ hống đế có những chính sách ưu tiên hàng đầu là một việc làm không hề dễ; đe làm được như vậy các chuyên gia, các nhà phân tích kinh tế phải có nhừng nghiên cứu chuyên sâu với mục đích đưa ra những kết luận, những thông tin chính xác nhất cung cấp cho chính phù đặc biệt là với người hoạch định chính sách.
Đọc thêm tại:
- http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/
- http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/04/chi-ngan-sach-nha-nuoc-gom-nhung-khoan-nao.html
- http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/06/phuong-trinh-tang-truong-cua-harrod.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét