Ổn định kinh tế vĩ mô
Chính phủ các nước thực hiện ổn định kinh tế bằng cách sử dụng đồng bộ các công cụ tài chính, tiền tệ và giá cả để chống lạm phát, thất nghiệp và ổn định giá cả. Các nhà kinh tế đã nêu ra hai yếu tố chủ yếu được coi là nguyên nhân của lạm phát: đó là cầu tăng do chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng làm cho giá hàng hóa tăng và thứ hai là chi phí tăng đẩy giá nguyên vật liệu và hàng hóa tăng.
Ngoài những nhân tố truyền thống của lạm phát do cầu kéo và chi phí đẩy, nhũng nhân tố tâm lý cũng tham gia tác động. Ví như công nhân dự định giá cả sẽ tiếp tục tăng và thu nhập thực tế của họ còn bị giảm hơn nữa khiến họ đấu tranh đòi tăng lương. Mức lương ngày càng tăng đã gây áp lực đổi với chi phí sán xuất, dẫn đến giá tiêu dùng cao hơn và đẩy lạm phát tiếp tục tăng.
Đứng trước tình trạng giá cả ngày càng tăng và mức thất nghiệp cao hơn, phần lớn các nước thực thi một kết hợp các chính sách kinh tế, những chính sách này bao gồm:
- Giảm bớt lượng cung tiền và tăng lãi suất.
- Giảm chi tiêu của Chính phủ.
- Tăng thuế, đặc biệt là thuế thu nhập đối với những nhóm có mức thu nhập trung bình và cao.
- Đưa ra các chính sách chi đạo về lương và giá nhằm cố gắng giảm bớt mức tăng của chi phí và giá cả.
- Điều chinh tỷ giá hối đoái theo hướng cố gắng giảm bớt chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và giảm giá hàng tiêu dùng trong nước.
Trong trường hợp ngược lại, khi nền kinh tế trong tình trạng giảm phát, chính sách tài chính được sử dụng theo hướng kích cầu.
Thực hiện công bằng xã hội
Nhà nước góp phần thực hiện công bằng xã hội bằng các biện pháp giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng kinh tế. Thông qua trợ cấp và chi tiêu của ngân sách cho những người nghèo, trẻ mồ coi, người già không nơi nương tựa, ngoài ra còn chi ngân sách cho các nhu cầu về nâng cao đời sống văn hóa, giáo dục phố cập, kể hoạch hóa dân số và gia đinh… Những chi tiêu này mọi người đều được hưởng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và các vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh giải pháp chi ngân sách, chính sách thuế với mức động viên hợp lý giữa các ngành nghề, giữa các thành phần kinh tế, giữa các tổ chức, đồng thời thông qua thuế suất, biểu thuế, chính sách miễn giảm thuế làm cho chính sách thuế trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết và phân phối lại một cách thỏa đáng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Việc thực hiện chính sách lãi suất cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo, khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đã tạo cơ hội cho người dân ở các vùng này phát triển kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống dân cư giữa các vùng.
Đọc thêm tại:
- http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/
- http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/04/chi-ngan-sach-nha-nuoc-gom-nhung-khoan-nao.html
- http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/07/chinh-sach-thue-cua-nha-nuoc.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét