Các chỉ tiêu này có giới hạn khác nhau ở mỗi quốc gia tùy vào các đặc điểm của nền kinh tế như mô hình phát triển, quy mô nền kinh tế, độ mở cửa nền kinh tế. Các chỉ tiêu này cần được phân tích và đánh giá một cách tổng hợp, nghĩa là cần xem xét, cân nhắc đồng thời nhiều chỉ tiêu, trong mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài
Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỉlệ nợ thương mại và tỉlệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu bao gồm:
Nợ ngắn hạn so với tống nợ: Chỉ tiêu này phản ánh tí trọng các khoản nợ cân thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn.
Vỡ nợ và nguyên nhân
Khủng hoảng nợ và vở nợ
Trong suốt ba thập kỷ vừa qua, thế giới đã chứng kiến nhiều nước đang phát triển lâm vào tình trạng vờ nợ. Tình trạng vỡ nợ xảy ra từ châu lục nghèo nhất là Châu Phi đến châu Á, đến Châu Mỹ la Tinh và cả Châu Âu. Có trường hợp xảy ra với những nước có chiến lược quản lý kinh tế rất tốt nhưng rơi vào hoàn cảnh khó khăn trước rủi ro do giá cá hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh, hoặc giá hàng hóa nhập khẩu tăng ngoài dự tính, đặc biệt là giá dầu lửa trên thể giới tăng vọt. Khi gánh nặng nợ đến hạn tăng lên vượt ngưỡng an toàn và khi khả năng trả nợ yếu đi, các quốc gia sẽ phải đối mặt với một số vấn đề nan giải cũng như sự đánh đổi. Các quốc gia sẽ phải tiếp tục tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu để trả nợ? Những nỗ lực đàm phán lại về điều khoản vay vốn sẽ dừng lại ớ đãu và đến giới hạn nào thì phải tuyên bố vỡ nợ hoàn toàn?
Hầu hết các nước đều có thái độ nghiêm túc và coi thỏa thuận vay vốn là hợp đồng pháp lý ràng buộc nghĩa vụ trả nợ đầy đủ. Đa số các nước đểu tránh bị vi phạm họp đồng, điều đó có thể gây hậu quả rất xấu, giống hệt như việc nộp hồ sơ xin phá sản có thế gây hậu quả tiêu cực cho một công ty. Một đất nước bị vỡ nợ sẽ gặp rắc rối khi muốn đi vay trong tương lai, ít nhất là một giai đoạn nhất định cho đến khi nào những tia hy vọng của thế giới dành cho họ được nhóm lên. Khi các chủ nợ bắt đầu cho vay trở lại, họ sẽ áp đặt các mức lãi suất cao hơn đề bù lại cho khoản vay có rủi ro cao hơn. Hơn thế nữa, quá trình đàm phán lại và việc cơ cấu lại nợ đều tốn nhiều thời gian và chi phí, đó là vấn đề mà phần lớn các quan chức tài chính đều muốn tránh. Kết quả là chẳng có nước nào muốn bị ảnh hưởng tới thanh danh hoặc bị công luận trì trích vì vỡ nợ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét