Hệ thống tài chính quốc gialà tổng thể những bộ phận hợp thành một cơ cấu tài chính, những bộ phận này tuy có sự độc lập tương đối về mặttài chính, nhưng chúng tác động qua lại lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau trong toàn bộ sự vận động tài chính của nền kinh tế. Hệ thống tài chính cung cấp bốn dịch vụ cơ bán giúp nền kinh tế vận hành thông suốt.
Trước hết, hệ thống tài chính cung cấp một phương tiện trao đổi và hàm chứa giá trị là tiền, loại phương tiện thực hiện chức năng làm đơn vị đo lường giá trị của các giao dịch. Thứ hai, hệ thống tài chính tạo ra các kênh huy động tiền gửi tiết kiệm từ nhiều nguồn khác nhau cho các nhà đầu tư, chức năng này được gọi là trung gian tài chính. Thứ ba, nó cung cấp phương tiện chuyển đổi và phân tán rủi ro trong nền kinh tế. Thứ tư, nó cung cấp gói công cụ chính sách nhằm ổn định các hoạt động trong nền kinh tế.
Những bộ phận cơ bản của hệ thống tài chính quốc gia gồm:
- Ngân sách nhà nước: là bộ phận tài chính tập trung lớn nhất của hệ thống tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được Quốc hội quyết định nhằm đáp ứng nhu càu phát triển kinh tế và các nhu cầu khác của xã hội.
- Tài chính doanh nghiệp: là những quan hệ tài chính phục vụ cho quá trình sản xuất – kinh doanh. Thông qua quá trình thu hút và sử dụng vốn của doanh nghiệp, nguồn tài chính này ngày càng được mở rộng. Trong hệ thống tài chính quốc gia, tài chính doanh nghiệp được coi như những tế bào quan trọng, góp phần tạo sức mạnh cho toàn bộ hệ thống.
- Tài chính hộ gia đình: là quan hệ tài chính trực tiếp đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần và các nhu cầu xã hội cho các tầng lớp dân cư. Sau khi có được thu nhập từ các nguồn khác nhau, mỗi gia đình thường xuyên phải chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Từ đãy các nguồn tiền tệ sau khi vào thị trường sẽ quay trở lại các tổ chức kinh doanh. Bên cạnh đó, các hộ gia đình cũng có nguồn dự trữ tài chính hết sức to lớn, họ có thể đưa vốn của mình vào các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp qua trái phiếu, cổ phiếu… Do đó, mặc dù đãy là nguồn tài chính phân bổ rải rác trong hàng triệu tế bào nhỏ nhung cần tạo mọi điều kiện để huy động.
- Tài chính đối ngoại: Trong xu thế quốc tế hóa về kinh tế hiện nay, hệ thống tài chính cũng được coi là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đối ngoại phong phú. Những quan hệ này không tập trung vào một loại hình nhất định mà chúng đan xen vào những quan hệ tài chính khác. Tuy nhiên, do tính đặc thù của loại quan hệ này nên chúng được thừa nhận như một bộ phận tài chính có tính độc lập tương đối.
- Tài chính trung gian: là các tổ chức tài chính đóng vai trò cầu nối, thực hiện việc trung chuyên các nguồn tài chính. Thông qua việc thu hút và sử dụng các nguồn tài chính, các tổ chức tài chính chuyển tải nguồn vốn vào các kênh, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nền kinh tế. Có nhiều loại tổ chức tài chính trung gian khác nhau: các ngân hàng, thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty xổ số…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét