Khi giá cả hàng hóa xuất khẩu của một nước đột ngột giảm mạnh hoặc khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên, trong trường hợp đó vay nợ tạm thời có thể bù đắp sự thâm hụt cho tới tận khi giá cả ốn định trở lại hoặc cho tới khi nền kinh tế đã thích ứng được với những thay đổi, do đó làm giảm chi phí cho quá trình điều chỉnh nền kinh tế.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nợ nước ngoài. Dưới đây là một số khái niệm được IMF sử dụng phố bien đe xem xét nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển.
Nợ nước ngoài là tống số nợ nước ngoài tại một thời điếm, là số dư của các khoản nợ thực tế, không tính đến nghĩa vụ dự phòng. Con nợ bị yêu cầu thanh toán lãi và/hoặc gốc của các khoán nợ này tại các thời điểm trong tương lai và là nghĩa vụ của người cư trú với người không cư trú.
Nợ quốc gia là toàn bộ các khoán vay nợ nước ngoài cho các hoạtđộng kinh tế xã hội của chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Nợ quốc gia có xuất xứ từ các nguồn vay như ODA, vay thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay thương mại, vay của các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ và vay thông qua trái phiếu.
Tổng nợ nước ngoài là lượng vốn được giải ngân và những nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, có hoặc không có lãi, có hoặc không có thanh toán nợ gốc theo hợp đồng còn tồn lại của những người thường trú tại một nước đối với những người không thường trú, tại một thời điểm bất kỳ. Đây là khái niệm chung được thống nhất giữa Ngân hàng thanh toán Quốc tế, IMF, OECD, WB và thường được sử dụng để đánh giá mức độ nợ quốc gia.
Đối với Việt Nam, theo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính Phủ) thì “ Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành ( không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”. Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). Ở Việt Nam, nợ nước ngoài được đề cập dưới khái niệm nợ quốc gia về phạm vi bao trùm. Nợ quốc gia Việt Nam tích tụ từ tất cả các khoản vay nợ nước ngoài cho các hoạt động kinh tế – xã hội do tất cả các bên: chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Nợ quốc gia của Việt Nam có xuất xứ từ các nguồn vay như ODA, vay thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay thương mại, vay của các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ và vay thông qua trái phiếu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét