Khái niệm
Cuối thập kỷ 1980 và 1990 khủng hoảng nợ diễn ra ở các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và trong những năm gần đây khủng hoảng nợ còn xảy ra cả đối với các nước phát triển trong Cộng đồng chung Châu Âu (EU) như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Aixơlen. Tuy nhiên, hoạt động vay nợ có cân nhắc kỹ lưỡng vẫn luôn được coi là một phần quan trọng trong chiến lược phát triến của nhiều nước.
Xét từ góc độ một quốc gia, hoạt động vay nợ cho phép quốc gia đó bù đắp nhu cầu vốn cho đầu tư, do tiết kiệm trong nước thấp, nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu cũng như chi ngân sách nhiều hơn thu ngân sách. Nếu nguồn vốn bổ sung đi vào các dự án đầu tư hiệu quả, chúng sẽ tạo ra đủ thu nhập đế trả tiền lãi và tiền gốc cho luông vốn vay nước ngoài lúc ban đầu. Thiếu vốn luôn là vấn đề nan giải đối với các nước có thu nhập thấp, nhưng các nước này lại có tiềm năng để thu được tỷ suất lợi tức đầu tư cao hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước có thu nhập cao, đây chính là cơ sở để các nước này vay vốn từ các nước giàu. Trong bối cảnh đó, vay nợ nước ngoài có thể giúp thúc đẩy tăng trường và phát triển ở các nước đang phát triến, đồng thời cũng có thể mang lại thu nhập hấp dẫn cho các chủ nợ.
Đối với những nước quan tâm đến việc dùng vốn nước ngoài đế bố sung vào nguồn tiết kiệm nội địa, vốn vay có một số thuận lợi và bất lợi hơn so với đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như các loại hỉnh vốn khác. Khi công ty nội địa đi vay ớ nước ngoài, nó sẽ tránh được những tranh chấp xung quanh vấn đề quyền sở hữu nước ngoài, chuyển lợi nhuận về nước, miễn trừ thuế, và những vấn đề khác phát sinh trong quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FD1). Hơn nữa, hoạt động vay nợ có thể được tiến hành dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều so với FD1. Việc hoàn trả nợ được giới hạn trong các điều khoản vay vốn, như vậy nếu hoạt động đầu tư đem lại lợi nhuận cao, nước vay vốn có thể giữ lại lợi nhuận thay vì phái chuyến nó ra nước ngoài.
Có thể hiểu một cách đơn giản là trong trường hợp dự án có tỷ suất lợi tức đầu tư lớn hơn lãi suất đi vay, thì vay nợ nước ngoài rõ ràng là một chiến lược khôn ngoan để bổ sung vào tiết kiệm nội địa, bù đắp cho đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, hoạt động vay nợ còn phát huy vai trò bình ổn của nó tại những nước phải gánh chịu các đợt sốc mạnh về cán cân thanh toán.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét