Các nước đang phát triển cũng sử dụng hình thức đi vay tín dụng thương mại ngắn hạn để tham gia vào chương trình thương mại quốc tế bằng nguồn ngoại tệ ít ỏi của mình. Bằng cách nhận tín dụng thương mại của đối tác, nước đi vay sẽ tránh được việc huy động nguồn dự trữ ngoại tệ của mình để thanh toán cho các khoản nhập khấu hàng hoá, các chi phí xuất khẩu hoặc chi phí vận tải. Song, tín dụng thương mại ngắn hạn thường có lãi suất cao tương ứng mà nước đi vay phải gánh chịu.
CHU KỲ NỌ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NỌ NƯỚC NGOÀI Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Lý thuyết về chu kỳ nợ nước ngoài
Lý thuyết về chu kỳ nợ của Todaro cho rằng các nước đang phát triển từ khi bước vào vay nợ cho đến khi bước vào giai đoạn cho vay sẽ trải qua 5 giai đoạn từ con nợ trẻ, con nợ chín muồi, con nợ giảm dần, nhà cho vay trẻ và cuối cùng là nhà cho vay chín muồinợ sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, GDP bình quân đầu người gia tăng, kim ngạch xuất khấu tăng, tỷ lệ tiết kiệm so với GDP tăng, cũng như thu ngân sách tăng. Việc vay nợ sẽ giúp các quốc gia kém phát triển có thể trở thành các nước có thu nhập trung bình cao hoặc thu nhập cao. Khi các lồ thâm hụt giữatiết kiệm đầu tư, giữa thu chi ngân sách và giữa xuất khẩu nhập khẩu giâm và chuyển sang thặng dư các quốc gia này sẽ chuyển sang quá trình cho vay. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều có thể thực hiện đúng quỹ đạo của lý thuyết chu kỳ nợ nói trên mà lại rơi vào tình trạng vỡ nợ. Đãy là xu hướng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mehico, Indonesia, Thái Lan, Achemina…
Thực tiễn cho thấy nguyên nhân của nhiều cuộc khủng hoảng nợ tại các nước đang phát triển là từ việc vay vốn nước ngoài. Mục tiêu đi vay nợ của nhiều nước là khá giống nhau, đều nhằm mục tiêu phát trien kinh tế nhưng kết quả đạt được lại là khác nhau ở các nước. Vay nợ một cách không khôn ngoan và sử dụng đồng vốn kém hiệu quả sẽ làm mất khả năng thanh toán quốc tể và dự trữ quốc gia làm sụp đố nền kinh tế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét