Nợ đa phương chủ yếu đến từ các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên Chính phủ.
Nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc tổ chức OECD và các nước khác đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
Theo cách thức sử dụng các khoản vay, nợ nước ngoài được phân thành khoản vay nợ cho đầu tư phát triển đất nước và vay nợ để tiêu dung, ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt, như phải chi dùng cho chiến tranh.
Tính tất yêu và vai trò của vay nợ nước ngoài
Tính tất yếu vay nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển
Mô hình hai lỗ hổng
Mô hình hai lỗ hống của Chenery, Bruno và Strout cho rằng có hai cản trở chính cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nước đang phát triến, đó là “lỗ hống tiết kiệm và đầu tư” do tiết kiệm không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư và “lỗ hổng thương mại” do thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu. Các nước đang phát triển tất yếu phải lấp đầy các lỗ hổng thâm hụt này để đảm bào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bàng việc huy động và sử dụng các nguồn lực bên ngoài. Mục đích quan trọng của việc sử dụng các nguồn vốn bên ngoài là để giảm bớt sự khan hiếm của các nguồn lực trong nước. Các tác giả đã vận dụng mở rộng mô hình này để xác định lỗ hổng tiết kiệm và nhu cầu nhận viện trợ từ bên ngoài đổi với các nước đang phát triển và chỉ ra cách thức viện trợ lấp đầy lỗ hổng tạm thời giữa đầu tư và tiết kiệm. Hollis Chenery và Strout đã đưa ra giả định rằng hàng hóa nhập khẩu không sản xuất trong nước là đầu tư thiết yếu để sản xuất ra hàng hóa trong nước. Ngoại tệ chính là để mua những tư liệu được nhập khẩu này. Trong những trường hợp này vốn nước ngoài làm tăng mức tăng trưởng không phải bàng cách làm tăng nguồn tiết kiệm trong nước, mà bằng cách tăng khối lượng ngoại tệ để nhập khẩu tư liệu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét