This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Các chính sách kinh tế ở trong nước kém hiệu quả

Các chính sách kinh tế ở trong nước kém hiệu quả

      Mặc dầu cùng gánh chịu các cú sốc từ bên ngoài, song không phải tất cả các con nợ đều có chung một số phận. Hàn Quốc là một trong những nước vay nọ thế giới nhiều nhất, nhưng các chính sách kinh tế có tiếng vang đã giúp họ thực hiện nghĩa vụ nợ đồng thời nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trường trong suốt những năm 1980.

     Đặc biệt, các nước này đã đối phó bằng cách cắt giảm thâm hụt ngân sách, kiềm chế sự mở rộng cầu nội địa, và khuyên khích sán xuất đế xuất khẩu. Trái lại, ớ nhiều quốc gia khác, các phản ứng từ phía nhà hoạch định đã làm cho khủng hoảng càng thêm trầm trọng hơn.

      Thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém phát triển tăng nhanh do những cú sốc hay khủng hoảng kinh tể toàn cầu, kế cả các đợt tăng giá dầu từ 1973 đến 1974, từ 1979 đến 1980, từ những năm 2006 đến nay. Mặc dầu nhập khẩu và thâm hụt thương mại tăng lên, giá cả leo thang và thâm hụt ngân sách càng lớn, song các chính phủ đều cho rằng khủng hoảng dầu lửa chỉ là vấn đề tạm thời và không cần phải hạn chế cầu. Nhiều quốc gia cho rằng họ có thế đi vay đế bù đắp thâm hụt (từ ngân hàng trung ương trong nước hoặc từ các ngân hàng nước ngoài) và thậm chí còn tăng tiêu dùng mà không hạn chế cầu và bao vây thâm hụt. Tuy nhiên chiến lược này chỉ có thế được xem như một động cơ chính trị trong ngắn hạn, nếu duy trì lâu dài sỗ làm cho tình hình lạm phát cũng như gánh nặng nợ càng tăng thêm.

chính sách kinh tế

     Trong khi đó, một số chính phủ đã cố gắng bù đắp giá cả xuất khẩu tăng bằng cách duy trì tỷ giá hối đoái được định giá cao giá trị đồng tiền nhằm hạn chếsự gia tăng của giá cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu. Nước cờ này rất phổ biến với nhà tiêu dùng bởi lẽ nó làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, nhưng lại ngăn càn tăng trưởng xuất khẩu và thúc đẩy thu hút vốn. Nói khái quát hơn, các nước chủ động đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, chủ yếu ở Đông Á, sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu và giám thâm hụt hơn là các nước theo đuổi chiến lược hạn chế mở rộng thương mại, như các nước Mỹ La tinh. Kết quá cuối cùng là các nước có tỷ giá hối đoái được định giá quá cao giá trị đồng tiền và có chiến lược không chủ động khuyến khích xuất khẩu hơn sẽ đối mặt với thâm hụt cán cân vàng lai nhiều hơn, do đó có nhu cầu đi vay nợ nhiều hơn. Thay vì cài thiện được tình hình, khủng hoảng nợ càng diễn biến tồi tệ hơn. Nâng giá quá mức đồng tiền quốc gia và hạn chế ngoại thương và thanh toán quốc tế góp phần làm cho vốn tuồn ra khỏi các nước kém phát triển, làm gay gắt thêm thâm hụt tài khoản vãng lai và các vẩn đề nợ nước ngoài.



Phương thuốc thoát ra khỏi khủng hoảng nợ công

      Dự báo, tỷ lệ nợ công Bồ Đào Nha sẽ tăng từ 82,4% trong tổng GDP trong năm ngoái lên 87,9% GDP trong năm nay và tăng đến 88,1% GDP vào năm tới. Cuộc khùng hoảng nợ công cũng khiến cho tình hình chính trị của nước này cũng bị chia rẽ sâu sắc. Quốc hội Bồ Đào Nha đã bác bỏ chương trình thắt lưng buộc bụng của Chính phủ nhằm hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng tài chính của Thủ tướng Bồ Đào Nha José Socrates, khiển ông tuyên bố từ chức.

      Moody đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Chính phủ Bồ Đào Nha xuống thêm một bậc, từ A3 xuống Baal.Hãng này cho rằng, Chính phú Bồ Đào Nha khó có thế đạt được những mục tiêu về giảm thâm hụt ngân sách giai đoạn 2011-2014. Trước đó, ngày 29/3, Standard & Poor’s (S&P) cũng đã hạ mức xếp hạng tín nhiệm của Bồ Đào Nha từ BBB xuống BBB-.

    Theo tuyên bố được đưa ra vào cuối ngày 6/4 của Thủ tướng José Sócrates mới từ chức của nước này Bồ Đào Nha, nướcnày chính thức đề nghị sự giúp đỡ tài chính từ bên ngoài để vực dậy hệ thống tài chính và nền kinh tế. Các thành viên EU và giới phân tích nhận định quốc gia này cần ít nhất100 tý USD để trang trải các khó khăn tài chính cho tới khi đáo hạn và tông tuyên cử. Bô Đào Nha phải trả 4,2 tỷ euro tiền trái phiếu đến hạn vào ngày 15/4 và thêm 4,9 tỷ USD vào tháng 6.

khủng hoảng nợ công

    Giới phân tích nhận định, Tây Ban Nha có thể sẽ là nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công với bong bóng nhà đất khổng lồ và các vấn đề liên quan đến các khoản nợ tăng lên với mức độ chóng mặt. Hợp đồng bảo hiểm khảnăng vỡ nợ (CDS) kỳ hạn 10 năm của trái phiếu chính phủ Tây Ban Nha đã lên tới mức 312 điểm phần trăm, cao chưa từng có từ trước tới nay. Như vậy, cứ10 triệu Euro nợ dài hạn của Tây Ban Nha sẽ mất 3120 euro phí bào lãnh.

     Mạng tin “Dự báo thị trường” (Anh) nhận định mặc dù châu Âu vẫn chống chọi được với con bão khủng hoảng nợ công, nhưng những diễn biến mới nhất ở Bồ Đào Nha đang đe dọa đấy cuộc khủng hoảng nợ công của khu vực khỏi tầm kiểm soát.

     Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rompuy hôm 25/3 cho biết, tại hội nghị thượng đỉnh mùa xuân, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu EU đã thông qua một phương án toàn diện nhằm đối phó với khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng tiền chung châu Âu. Phát biểu về “phương thuốc” này, ông Van Rompuy mô tả, nó sẽ trở thành bước ngoặt để khu vực Eurozone thoát ra khỏi khủng hoảng nợ công.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tiền tệ, ngân sách nhà nước

Biện pháp giảm nhẹ gánh nặng nợ nước ngoài

        Một trong những hành động mà các nước đang đứng trước những vấn đề cán cân thanh toán và nợ nước ngoài gia tăng đang sử dụng ngày một tăng nhung thường xuyên miễn cưỡng là đàm phán lại nhũng món nợ với các ngân hàng tư nhân quốc tể nhằm kéo dài giai đoạn thanh toán nợ gốc và lãi suất hoặc dành được thêm nguồn tài chính với những điều khoản ưu đãi hơn.

(1)  Tái tài trợ, liên quan đến việc tài trợ mới để tạo điều kiện cho con nợ trả được nợ cũ. Trong hoạt động tái tài trợ, khoản nợ không thay đổi, nhưng các điều khoản về việc hoàn trả nợ được thả lỏng hơn thông qua các kỳ hạn phải thanh toán kéo dài hon và mức lãi suất phải trả có thể thấp hơn.

(2)  Hoãn nợ/giãn nợ, có quan hệ mật thiết với tái tài trợ, trong đó giá trị vốn vay ban đầu vẫn được giữ nguyên theo giá trị số sách, nhưng thời hạn trả nợ thay đổi để con nợ có được các kỳ hạn trả nợ dài hơn và lãi suất phải trà cũng có thể thấp hơn.

(3)  Giảm nợ, trong đó khoản nợ chính thức được cắt bớt đi (ví dụ, xóa nợ), hoặc xóa một phần (ghi giảm), hoặc giảm toàn bộ (xóa nợ).

 nợ nước ngoài

       Một số nhà tài trợ là chính phủ đã cho phép giãn nợ và giảm nợ thông qua một tổ chức không chính thức có tên gọi Câu lạc bộ Paris. Chính phủ Mỹ, Anh, Nhật, Đức và Pháp, và 14 nhà tài trợ khác đã cùng phối hợp để đưa ra các điều khoản tái cơ cấu lại nợ cho từng nước vay nợ. Cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra vào năm 1956, lúc đó Achentina đã thỏa thuận được với một số chủ nợ ở Paris. Từ đó đến nay, câu lạc bộ Paris đã tiến hành hơn 400 cuộc đàm phán với ít nhất 80 quốc gia khác nhau. Đến năm 1988, các thỏa thuận đạt được đều có xu hướng thiên về giãn nợ hơn là giảm nợ. Từ đó, các thỏa thuận tập trung vào việc quy định lại lộ trình trả nợ của những nước có thu nhập trung bình và một phần giảm nợ đi kèm với giãn nợ cho các nước có thu nhập thấp. Cam kết giảm nợ đầu tiên được thực hiện vào năm 1988 đã làm giảm 33 phần trăm cho những khoản nợ đủ tiêu chuẩn; đến năm 1999, câu lạc bộ Paris đã cho phép giảm tới 90 phần trăm trong một vài trường hợp cụ thể ở một số nước nhất định. Rất nhiều chủ nợ chính phủ đã xúc tiến xa hơn và cắt giảm tới mức tối đa 100 phần trăm nợ trong một sổ trường hợp đặc biệt.


Đọc thêm tại:

Những nguyên nhân của khùng hoảng nợ và vỡ nợ

     Các nhà lãnh đạo EU còn nhất trí tăng cường nguồn lực tài chính từ 250 tỷ euro lên 440 tỷ euro nhằm bảo đảm năng lực bơm vốn thực tế cho các nước Eurozone. Đãy là một công cụ để ổn định tài chính châu Âu, đồng thời cũng đảm bảo đủ tín dụng viện trợ cho các nước Eurozone cónguy cơ theo chân Ireland, Hy Lạp, hay Bồ Đào Nha.

      Ngoài ra, công cụ ổn định tài chính châu Âu này có thế gia nhập vào thị trường một cấp, trực tiếp ra tay thu mua trái phiếu chính phú của những nước Eurozone đang gặp khó khăn về phát hành trái phiếu, nhàm xoa dịu tình trạng khẩn cấp.

Những nguyên nhân của khùng hoảng nợ và vỡ nợ

     Có nhiều yếu tố quyết định đến khủng hoàng nợ, các yếu tổ này bao gồm cà yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, cũng như các yếu tố bên trong hay bên ngoài như sự tác động của các cú sốc kinh tế quốc tế nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các nước vay nợ, vấn đề quản lý kinh tế trong nước kém hiệu quả, và các quyết định cho vay sai lầm được tiến hành bởi các ngân hàng quốc tế.

khùng hoảng nợ

     Thứ nhất, các cú sốc và khủng hoảng kinh tể quốc tế Các cú sốc và khủng hoảng kinh tế quốc tế là nguyên nhân hàng đãu cho khủng hoảng nợ không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả các quốc gia phát triển. Cuộc khùng hoảng tài chính 1997 – 1998 đã làm nhiều quốc gia đang phát triển rơi vào tình trạng vỡ nợ như Indonesia, Thái Lan, LB Nga.

     Tháng 8 năm 2007 bóng bóng cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ bùng nổ và chỉ sau hai tháng cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn đã làm suy sụp niềm tin của hệ thống tài chính ở Mỹ và Châu Âu và là điểm khởi đầu của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2008. Cho đến nay các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn đang còn nằm trong suy thoái, mới chỉ có một vài quốc gia có dấu hiệu phục hồi. Mặt khác, trong thập niên qua giá xăng dầu, nguyên vật liệu trên thế giới tăng nhanh đã tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu buộc các quốc gia xem xét lại chiến lược phát triển của mình, vấn đề tái cơ cấu kinh tế được quan tâm nhiều nhất trong những năm trở lại đãy. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho nhiều quốc gia bao gồm cả các nước công nghiệp phát triển (Aixơlen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha) và đang phát triển (Ucraina, Indonesia, Belorusia…) rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Để thoát khỏi tình trạng này các nước phải kêu gọi sự trợ giúp và gói hỗ trợ của IMF, WB và các nước phát triển khác, đồng thời chính phủ các nước này phải thực hiện hàng loạt các chính sách cải cách kinh tế và tài chính trong nước nhằm đối phó với tình trạng nợ ngày càng trầm trọng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chinh sach tien te, ngan sach nha nuoc

Cuộc khủng hoảng nợ công

      Hy Lạp đã chính thức kêu gọi hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia thành viên Eurozone. Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone đã quyết định hỗ trợ tài chính dành cho Hy Lạp với mức hỗ trợ 110 tỷ euro trong vòng 3 năm 2011-2013 (lãi suất ưu đãi là 5%), trong đó các nước thuộc Eurozone bỏ ra 80 tỷ euro và 30 tỷ còn lại là IMF. Đổi lại, Hy Lạp phải cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 11 % GDP (2011) và xuống dưới mức quy định 3% của EU vào năm 2013.Ireland

      Tháng 11 năm 2010, Ngân hàng Trung Ương Ireland đã lên tiếng yêu cầu trợ giúp từ liên minh châu Âu trong việc kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực ngân hàng do chi phí trang trải các khoản nợ lên tới 70 tỷ Euro, tương đương 99 tỷ USD, một con số nợ khổng lồ đổi với một đất nước tạo ra 171 tỷ USD một năm.

      Cuộc khủng hoảng nợ công của Ireland không phải là điều bất ngờ như trường hợp Hy Lạp. Những dấu hiệu báo trước đã xuất hiện khá sớm. Trước tiên, đó là một thị trường bất động sản bong bóng. Trong một thập niên tính đến năm 2007, giá nhà tại Ireland tăng gần gấp 4 lần, thậm chí còn đắt hơn cả những thành phố vẫn được mệnh danh là đắt đỏ trên thế giới như Los Angeles. Khi bong bóng bất động sản vỡ tung đã kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Và khi chính phủ ra tay cứu trợ ngân hàng – nợ công trở thành gánh nặng cho ngân khố quốc gia.

      Ireland đã trở thành quốc gia thứ hai sau Hy Lạp buộc phải thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ để đổi lấy khoản cứu trợ khẩn cấp từ IMF và EU, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khùng hoảng nợ công tồi tệ như giảm ít nhất 10% mức lương tối thiểu, tăng thuế giá trị gia tăng, cắt giảm biên chế trong các cơ quan nhà nước…

Cuộc khủng hoảng nợ công

     Quốc gia này hy vọng với những biện pháp kinh tế thắt lưng buộc bụng này, Ireland sẽ giải quyết triệt để khủng hoảng nợ công, giảm mức thâm hụt ngân sách từ con số kỷ lục 32% GDP hiện nay xuống mức 3% GDP và giảm tỷ lệ thất nghiệp từ trên 13% hiện nay xuống dưới 10% vào năm 2014.

Bồ Đào Nha

     Bồ Đào Nha đối mặt với thâm hụt ngân sách năm 2010 ở mức 8,6% GDP, cao hơn nhiều so với mục tiêu 7,3% đặt ra trước đó. Khoản nợ công của Bồ Đào Nha năm 2010 lên tới 84% GDP. Nghiêm trọng hơn, 70% các khoản nợ của Bồ Đào Nha là nợ nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc quốc gia này khócó thể xoay xở hay trì hoãn khi nợ đáo hạn.


Đọc thêm tại:

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài

     Các chỉ tiêu này có giới hạn khác nhau ở mỗi quốc gia tùy vào các đặc điểm của nền kinh tế như mô hình phát triển, quy mô nền kinh tế, độ mở cửa nền kinh tế. Các chỉ tiêu này cần được phân tích và đánh giá một cách tổng hợp, nghĩa là cần xem xét, cân nhắc đồng thời nhiều chỉ tiêu, trong mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài

     Cơ cấu nợ hàm chứa những thông tin quan trọng về mức độ rủi ro của việc vay nợ. Thông thường rủi ro sẽ cao khi tỷ trọng nợ ngắn hạn, tỉlệ nợ thương mại và tỉlệ nợ song phương cao. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu bao gồm:

      Nợ ngắn hạn so với tống nợ: Chỉ tiêu này phản ánh tí trọng các khoản nợ cân thanh toán trong thời gian nhỏ hơn một năm trong tổng nợ. Tỷ lệ này càng cao, áp lực trả nợ càng lớn.

cơ cấu nợ nước ngoài

Vỡ nợ và nguyên nhân

Khủng hoảng nợ và vở nợ

      Trong suốt ba thập kỷ vừa qua, thế giới đã chứng kiến nhiều nước đang phát triển lâm vào tình trạng vờ nợ. Tình trạng vỡ nợ xảy ra từ châu lục nghèo nhất là Châu Phi đến châu Á, đến Châu Mỹ la Tinh và cả Châu Âu. Có trường hợp xảy ra với những nước có chiến lược quản lý kinh tế rất tốt nhưng rơi vào hoàn cảnh khó khăn trước rủi ro do giá cá hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh, hoặc giá hàng hóa nhập khẩu tăng ngoài dự tính, đặc biệt là giá dầu lửa trên thể giới tăng vọt. Khi gánh nặng nợ đến hạn tăng lên vượt ngưỡng an toàn và khi khả năng trả nợ yếu đi, các quốc gia sẽ phải đối mặt với một số vấn đề nan giải cũng như sự đánh đổi. Các quốc gia sẽ phải tiếp tục tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu để trả nợ? Những nỗ lực đàm phán lại về điều khoản vay vốn sẽ dừng lại ớ đãu và đến giới hạn nào thì phải tuyên bố vỡ nợ hoàn toàn?

       Hầu hết các nước đều có thái độ nghiêm túc và coi thỏa thuận vay vốn là hợp đồng pháp lý ràng buộc nghĩa vụ trả nợ đầy đủ. Đa số các nước đểu tránh bị vi phạm họp đồng, điều đó có thể gây hậu quả rất xấu, giống hệt như việc nộp hồ sơ xin phá sản có thế gây hậu quả tiêu cực cho một công ty. Một đất nước bị vỡ nợ sẽ gặp rắc rối khi muốn đi vay trong tương lai, ít nhất là một giai đoạn nhất định cho đến khi nào những tia hy vọng của thế giới dành cho họ được nhóm lên. Khi các chủ nợ bắt đầu cho vay trở lại, họ sẽ áp đặt các mức lãi suất cao hơn đề bù lại cho khoản vay có rủi ro cao hơn. Hơn thế nữa, quá trình đàm phán lại và việc cơ cấu lại nợ đều tốn nhiều thời gian và chi phí, đó là vấn đề mà phần lớn các quan chức tài chính đều muốn tránh. Kết quả là chẳng có nước nào muốn bị ảnh hưởng tới thanh danh hoặc bị công luận trì trích vì vỡ nợ.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tài khóa, chi ngan sach nha nuoc

Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia

     Tỷ lệ giữa tổng nợ nước ngoài so với nguồn thu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (%):Chí tiêu này biểu diễn tỉ lệ nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Thu nhập từ xuất khấu hàng hóa và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thế sử dụng đế trả nợ nước ngoài.

     Những vấn đề khi sử dụng chí tiêu này là nguồn thu xuất khẩu dễ biến động từ năm này qua năm khác, ngoài ra cũng có những phương án khác đế nước con nợ có thể sử dụng để trả nợ nước ngoài mà không nhất thiết phải tăng xuất khẩu, như cắt giảm nhu cầu nhập khẩu, hay giảm nguồn dự trữ ngoại hối.

     Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập quốc gia (%). Đãy là chỉtiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua tổng thu nhập quốc dân được tạo ra. Nó phản ánh khá năng hấp thụ vốn vay nước ngoài. Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội tệ hoặc sử dụng chế độ ti giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ có thê được đánh giá không đúng mức.

Tỷ lệ nợ nước ngoài

     Tỷ lệ tổng lãi phải trả hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu (%). Một quốc gia phải thanh toán lài với mức lãi suất được quy định trong cam kết cho vay, thông thường lãi này được trích từ thu nhập xuất khẩu. Quốc gia mắc nợ trong quá khứ thì hiện tại và tương lai họ sẽ phái trích thu nhập từ xuất khẩu càng nhiều cho trá nợ và như vậy sẽ hạn chế khối lượng ngoại tệ dành cho nhập khẩu.

     Tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với tổng nợ nước ngoài (%): Chỉ tiêu này biểu diễn khá năng của Ngân hàng Trung ương (hoặc Ngân hàng nhà nước) của nước con nợ có thế dùng dự trữ ngoại hối đế trả nợ nước ngoài là như thế nào.

      Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài so với GDP: Đãy là chỉ tiêu biểu diễn quan hệ tống nợ nước ngoài với GDP của nước con nợ. Nó phản ánh tiêm năng trả nợ của một quốc gia.

     Ngoài ra, các chỉ tiêu thông kê khác thượng được sử dụng bô sung đê đánh giá nợ nước ngoài là diễn biến cán cân vãng lai, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng GDP, hệ số 1COR hoặc CPI. Những biến số phi kinh tế cũng được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng, bao gồm: khả năng xảy ra nội chiến, mức độ xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giàu nghèo… Như vậy, có thể nói rằng rằng không một chỉtiêu cá biệt nào có thể đo được một cách chính xác và đầy đủ toàn bộ sự phức tạp về vấn đề nợ của một nước.


Đọc thêm tại:

Lý thuyết về chu kỳ nợ nước ngoài

      Các nước đang phát triển cũng sử dụng hình thức đi vay tín dụng thương mại ngắn hạn để tham gia vào chương trình thương mại quốc tế bằng nguồn ngoại tệ ít ỏi của mình. Bằng cách nhận tín dụng thương mại của đối tác, nước đi vay sẽ tránh được việc huy động nguồn dự trữ ngoại tệ của mình để thanh toán cho các khoản nhập khấu hàng hoá, các chi phí xuất khẩu hoặc chi phí vận tải. Song, tín dụng thương mại ngắn hạn thường có lãi suất cao tương ứng mà nước đi vay phải gánh chịu.

CHU KỲ NỌ NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NỌ NƯỚC NGOÀI Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

chu kỳ nợ nước ngoài

Lý thuyết về chu kỳ nợ nước ngoài

       Lý thuyết về chu kỳ nợ của Todaro cho rằng các nước đang phát triển từ khi bước vào vay nợ cho đến khi bước vào giai đoạn cho vay sẽ trải qua 5 giai đoạn từ con nợ trẻ, con nợ chín muồi, con nợ giảm dần, nhà cho vay trẻ và cuối cùng là nhà cho vay chín muồinợ sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, GDP bình quân đầu người gia tăng, kim ngạch xuất khấu tăng, tỷ lệ tiết kiệm so với GDP tăng, cũng như thu ngân sách tăng. Việc vay nợ sẽ giúp các quốc gia kém phát triển có thể trở thành các nước có thu nhập trung bình cao hoặc thu nhập cao. Khi các lồ thâm hụt giữatiết kiệm đầu tư, giữa thu chi ngân sách và giữa xuất khẩu nhập khẩu giâm và chuyển sang thặng dư các quốc gia này sẽ chuyển sang quá trình cho vay. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia đều có thể thực hiện đúng quỹ đạo của lý thuyết chu kỳ nợ nói trên mà lại rơi vào tình trạng vỡ nợ. Đãy là xu hướng tương đối phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mehico, Indonesia, Thái Lan, Achemina…

     Thực tiễn cho thấy nguyên nhân của nhiều cuộc khủng hoảng nợ tại các nước đang phát triển là từ việc vay vốn nước ngoài. Mục tiêu đi vay nợ của nhiều nước là khá giống nhau, đều nhằm mục tiêu phát trien kinh tế nhưng kết quả đạt được lại là khác nhau ở các nước. Vay nợ một cách không khôn ngoan và sử dụng đồng vốn kém hiệu quả sẽ làm mất khả năng thanh toán quốc tể và dự trữ quốc gia làm sụp đố nền kinh tế.



Chính sự tăng trưởng nợ

      Chính sự tăng trưởng nợ trong những năm 1970 và đầu những năm 1980 với tốc độ nhanh như vậy đã đấy một số nước có nợ tồn tích quá nhiều và quá nhanh đến chỗphiền hà. Trong nửa đầu của năm 1982, có tám quốc gia đã thiết lập lại cơ chế thanh toán nợ (thỏa thuận các điều khoán mới để kéo dài nợ phải thanh toán).

    Trong tháng 8 năm 1982, Mêhicô đã làm các thị trường toàn cầu phải sửng sốt khi tuyên bố rằng họ không còn khả năng trả nợ, và nó là báo hiệu khởi đầu của một làn sóng lớn các cuộc khủng hoảng nợ nổ ra gây chấn động hàng chục quốc gia. Suốt từ năm 1983 đến năm 1987, có hơn 300 tỷđô la nợ phải trả đã được cơ cấu lại. Hiện nay, tức là khoảng 30 năm sau, dư âm của những cuộc khùng hoảng này vẫn còn và đe dọa quay trở lại một số nước, còn các nước đang phát triển rút ra được nhũng bài học vô cùng bổ ích về quản lý kinh tế trong tương lai.

     Tiếp theo sự đổ vỡ của các nền kinh tế La tinh là sự vỡ nợ của các nước Châu Á, bắt đầu từ Thái Lan, sang đến Indonesia. Khủng hoảng tài chính năm 1997 – 1998 đã làm cho nền kinh tế của các quốc gia này suy giảm nghiêm trọng, đến nay vẫn chưa đạt được tốc độ tăng trưởng so với thời kỳ trước khủng hoảng.

      Khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu tư Hy Lạp năm 2009 – 2010, lan tỏa sang các nước EU khác như Ireland, Bồ Đào Nha, buộc chính phù các quốc gia này kêu gọi sự trợ giúp của Liên minh Châu Âu và IMF.

Chính sự tăng trưởng nợ

Hy Lạp

     Hy Lạp đang đối mặt với 2 vấn đề thâm hụt cùng một lúc, đó là thâm hụt ngân sách (vượt 13% GDP năm 2010) và thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai (khoảng 9% GDP, so với mức trung bình của toàn khu vực Eurozone là 1%).

     Bên cạnh đó, nợ còn hạn của Hy Lạp lên tới gần 400 tỷ đôla Mỹ, trong đó riêng nợ đến hạn năm 2010 là 73 tỷ đôla Mỹ. Lãi suất Hy Lạp phái trả cho các khoản vay nợ lên tới mức kỷ lục, trên 9% đối với các khoản vay có kỳ hạn.

     Tháng 3 năm 2010, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức BI từ mức Bal và cho biết sẽ có thể hạ thêm. Dù thực hiện được kế hoạch điều chính kéo dài 3 năm, nợ của Hy Lạp đến năm 2013 vẫn lên mức 158% GDP. Sự phụ thuộc quá nhiều của Hy Lạp vào nguồn tài trợ nước ngoài đã khiến cho nền kinh tế nước này trở nên dễ tổn thương trước những thay đổi trong niềm tin của giới đầu tư. Sự nghi ngờ của giới đầu tư lên đến đỉnh điểm khi Cơ quan Thống kê của Liên minh châu Âu (Eurostat) công bổ ước tính về thâm hụt ngân sách của Hy Lạp là 13,6% GDP – cao hơn hẳn so với con số ước tính được chính phủ Hy Lạp đưa ra trước đó.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: no cong viet nam, ngân sách nhà nước

Biện pháp thắt lưng buộc bụng để trả nợ nước ngoài

     Có trường hợp người làm chính sách khi phải đối diện với những tình huống đặc biệt cam go đã nhận thức rằng chi phí để tiếp tục trả nợ còn cao hơn chi phí khi vỡ nợ. Các nhà lãnh đạo rất mong muốn các công dân của mình phải tiến hành những biện pháp thắt lưng buộc bụng để trả nợ nước ngoài.

     Hơn nữa, đôi khi, việc các chủ nợ là người phải chịu một phần trách nhiệm đối với chi phí cho khoản nợ xấu là điều được coi là rất hợp lý, đặc biệt trong trường hợp họ cố ý đẩy vốn vào những dự ánđáng nghi ngờ. Nói rộng hơn, việc chủ nợ phải chịu trách nhiệm một phần đồng nghĩa, họ phải gánh chịu một phân chi phí bằng việc chấp nhận những khoán thu về nhỏ hơn hoặc thậm chí tuyên bô xóa bỏ một phần của khoán nợ.

     Vỡ nợ không chỉ là vấn đề hay gặp phải ở các công ty tư nhân, mà còn ở diền ra ở các định chế công, nhất là các DNNN. Vỡ nợ không chỉ giới hạn ờ các nước đang phát triển, mà còn xảy cả đối với các nước phát triển, khung hoảng nợ công ở Châu Âu là một minh chừng cho vỡ nợ ở các nước phát triển. Vờ nợ xảy ra thường xuyên ở các nước thuộc khu vực Châu Mỹ La tinh, Châu Ả trong suốt thế kỷ XX cũng như đầu thế kỷ XXỈ.

Biện pháp thắt lưng buộc bụng

      Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ có thể làm suy giảm khả năng trả nợ trong tương lai của một nước tới một lúc nào đó cả người đi vay và người cho vay đều cảm thấy tốt hơn nếu xóa bỏ cho nhau một phần nợ. Tình thế đó được gọi là nợ treo (debt overhang). Điều này sẽ làm cản trở tăng trưởng, và do đó làm giảm khả năng hoàn trả của một quốc gia. Nguồn tài chính nước ngoài được xem là có tác động tích cực lên quá trình tăng trưởng, song nghĩa vụ nợ lại có tác động ngược chiều. Khi nghĩa vụ nợ tăng lên, ảnh hưởng ngược chiều sẽ trầm trọng hơn, với một nghĩa vụ nợ đủ lớn, tác động bao trùm lên quá trình tăng trưởng sẽ trờ thành tác động ngược chiều.

     Khủng hoảng nợ những năm 1980 và Khủng hoảng nợ Châu Âu những năm 2010

     Câu hỏi liên quan đến vỡ nợ và tái cấu trúc nợ không còn là các tình huống được đặt ra trong lý thuyết mà chúng đã trở thành vấn đề hiện hữu không chỉ ở các nước đang phát triển, mà cả các nước phát triển trong suốt vài thập kỷ trở lại đãy. Trong suốt nhũng năm 1970, một số lớn các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Mỹ La tinh đã tiến hành vay nợ ồ ạt và tích lũy các khoản nợ chồng chất, lớn đến mức tính đến thời điểm năm 1983, nợ dài hạn của các nước đang phát triển từ các ngân hàng thương mại đã tăng từ 19 tỷ lên tới 307 tỷ đô la, gấp 16 lần so với năm 1970 (Bảng 11 – 3 ). Tổng nợ tăng lên theo hệ số là 10 trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1983, sau đó lại tăng gấp đôi số đó trong mười năm tiếp theo. 



Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Vai trò của nợ nước ngoài

     Có thể dùng viện trợ nước ngoài để lấp đầy các “lỗ hổng” đó nhưng không nên lạm dụng vì như thế sẽ dẫn đến tình trạng “nợ nần” vượt tầm kiểm soát. Dựa vào tiềm lực nội địa để thu hẹp khoảng cách, duy trì mức giới hạn cho phép của các “lỗ hống” là một việc làm hết sức cần thiết và đúng đắn trong bổi cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến động hiện nay.

Vai trò của nợ nước ngoài

      Xét trên nhiều phương diện, có thế thấy rằng nợ nước ngoài đã để lại ấn tượng xấu từ khi có các cuộc khủng hoảng diễn ra trong thập kỷ 1980 và cuối thập kỷ 1990. Tuy nhiên, hoạt động vay nợ có cân nhắc kỹ lưỡng vẫn luôn được coi là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiêu nước, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp. Phần lớn các nước công nghiệp mới (NICs) trong quá trình công nghiệp hóa đều phụ thuộc vào nguồn vôn vay nợ từ nước ngoài.

Vai trò của nợ nước ngoài

 Nợ nước ngoài đáp ứng các nhu cầu về vốn đầu tư

      Để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu vốn đầu tư của các nước đang phát triển rất lớn, vượt quá khả năng đáp úng của quốc gia, hoạt động vay nợ cho phép quốc gia đó đầu tư nhiều hon khả năng tiết kiệm và nhập khẩu nhiều hon khả năng xuất khẩu. Nếunguồn vốn bổ sung đi vào các dự án đầu tư hiệu quả, chúng sẽ tạo ra đủ thu nhập để trả tiền lãi và tiền gốc cho luồng vốn vay nước ngoài lúc ban đầu. vốn là vấn đề nan giải đối với các nước có thu nhập thấp, nhưng các nước này lại có tiềm năng để thu được tỷ suất lợi tức đầu tư cao hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước giàu có hơn họ, đây chính là cơ sở để có thể vay vốn từ các nước giàu. Trong bối cảnh đó, vay nợ nước ngoài có thể giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển, đồng thời cũng có thể mang lại thu nhập hấp dẫn cho các chủ nợ.

      Vay nước ngoài là nguồn bổ sung phổ biến mà các nước đang thiếu vốn thường hay sử dụng. Nợ nước ngoài cũng có thể làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế bằng việc đầu tư vào các ngành mũi nhọn, tạo đà cho nền kinh tế phát triến.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tiền tệ, ngân sách nhà nước

Mô hình hai và ba lỗ hổng

       Năm 1966, trong cuốn “Viện trợ nước ngoài và tăng trưcrng kinh tế” của Chenery và Strout, trình bày về “mô hình 2 lỗ hổng” và lần đầu tiên phân tích các mối quan hệ đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Ýtướng chính là phát triển hiệu quả cung cấp trong nước và việc sử dụng vốn nước ngoài là để lấp đầy “lỗ hống đầu tư tiết kiệm” và “lỗ hổng thương mại”.

      Mô hình “hai lỗ hống” nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh công thức sao cho hai bên phương trinh cân bàng. Khi “lỗ hổng đầu tư tiết kiệm” lớn hơn “lỗ hổng thương mại” thi các nước sẽ giảm đầu tư và tăng cường tiết kiệm trong nước và ngược lại thì các nước sẽ giảm nhập khẩu hoặc tăng xuất khẩu. Khi sử dụng vốn nước ngoài để cân bằng hai lỗ hổng thì sẽ tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Chính phủ các nước sẽ chủ động điều chinh việc sử dụng vốn nước ngoài thông qua ba giai đoạn: giai đoạn một là để bù đắp cho sự thiếu hụt năng lực; giai đoạn thứ hai là để làm cho tiết kiệm có khoảng trống, và giai đoạn thứ ba là để bù đắp những lỗ hống ngoại hối. Mô hình này nhân mạnh việc sứ dụng vốn nước ngoài trong tăng trưởng kinh tếở các nước đang phát triển và vai trò quan trọng cúa sự cần thiết phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực nước ngoài cộng thêm vai trò điều tiết của chính phủ trong cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển hiện nay.

Mô hình hai và ba lỗ hổng

Mô hình ba lỗ hổng

      Mô hình “ba lỗ hổng” của Bacha, Solimano và Taylor chính là sự phát triển mô hình “hai lỗ hổng” ở trên. Mô hình gồm ba “lỗ hổng” đó là: “lỗ hổng đầu tư tiết kiệm”, “lỗ hổng thương mại” và bổ sung thêm thể chế tài chính như là một lỗ hổng thứ ba “lỗ hổng thâm hụt ngân sách” do thu ngân sách không đủ chi ngân sách.

      Ba “lỗ hổng” này là ba khiếm khuyết cúa nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển. Chúng tự nhiên hình thành trong quá trình phát triển đi lên của mỗi quốc gia và chính phủ các quốc gia cần có những biện pháp thu hẹp khoảng cách các lỗ hổng. Mặt khác, các lỗ hổng này chúng có ảnh hưởng lẫn nhau, bởi vậy khi đưa ra một chính sách cụ thể chính phủ các nước cần so sánh tương quan khoảng cách giữa các lỗ hổng. Ví dụ, khi lỗ hồng thương mại lớn hơn lỗ hống ngân sách, chính phủ các nước nên ưu tiên tăng thu ngân sách bằng các biện pháp từ thuế đồng thời tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để thu hẹp lồ hống thương mại. Khi lỗ hổng thâm hụt ngân sách lớn hơn lỗ hổng đầu tư thì phản xạ từ các chính sách của chính phủ là giảm chi tiêu chính phú, tăng đầu tư với tốc độ chậm cùng với việc tăng tiết kiệm trong tiêu dùng của người dân. Xác định được tương quan khoảngcách giữa các lỗ hống đế có những chính sách ưu tiên hàng đầu là một việc làm không hề dễ; đe làm được như vậy các chuyên gia, các nhà phân tích kinh tế phải có nhừng nghiên cứu chuyên sâu với mục đích đưa ra những kết luận, những thông tin chính xác nhất cung cấp cho chính phù đặc biệt là với người hoạch định chính sách.


Đọc thêm tại:

Phương trình tăng trưởng của Harrod

      Điểm xuất phát của mô hình này là phương trình tăng trưởng của Harrod. Lỗ hổng về tiết kiệm trong nước là chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm được thể hiện như sau:

 I< F + S.Y

F – Tổng dòng vốn vào 1 – Tổng nhu cầu đầu tư

Y – Tổng sản phẩm đầu ra của nền kinh tế sản xuất ra trong năm s – Tỷ lệ tiết kiệm

     Nếu F + S.Y vượt quá I thì nền kinh tế sẽ hoạt động hết công suất, và có thể nói lỗ tiết kiệm đã được lấp.

      Nếu đầu tư ở các nước đang phát triển có một tỷ lệ nhập khẩu cận biên  (ở các nước điến hình thường chiếm 3-60%) và thiên hướng cận biên nhập khẩu của một đơn vị GDP là m2 (thường chiếm khoáng 10-15%), thì mức hạn chế hay lỗ hổng ngoại hối có thể thể hiện như sau:

mxi + m2Y – E < F

tăng trưởng của Harrod

E là mức ngoại sinh của xuất khẩu.

      Như vậy, F, khối lượng dòng vốn vào có mặt ở cả hai bất đẳng thức và là yếu tố cực kỳ quan trọng trong phân tích. Đương nhiên các chỉ tiêu khác như E, Y cũng sẽ có tác động khi tăng hay giảm đối với các lỗ hống. Tuy nhiên, tác động của việc tăng dòng vốn vào sẽ lớn hơn khi có lỗ hổng về ngoại tệ so với trường họp có lỗ hổng về tiết kiệm. Nhưng điều này không có nghĩa là các nước có lỗ hổng trong tiết kiệm trong nước không cần đến sự hỗ trợ của nước ngoài. Mặc dầu E và F có thể thay thế cho nhau nhưng chúng lại có tác động gián tiếp khác nhau, đặc biệt trong trường hợp F biểu thị những khoản vay phải trả lãi.

      Về quan hệ giữa tăng trưởng và tiết kiệm, các nhà kinh tế cho rằng: viện trợ nước ngoài còn tạo điều kiện và thúc đẩy quá trình phát triển băng cách tạo thêm nguồn tiết kiệm trong nước qua nâng mức tăng trưởng. Khi nguồn lực tại chỗ đủ cho nền kinh tế tự phát triển ổn định thì viện trợ ưu đãi sẽ không còn cần thiết nữa. Hỗ trợ tài chính phải được bổ sung bởi sự hỗ trợ kỹ thuật dưới hình thức chuyển giao sức lao động chất lượng cao đế bảo đảm cho quỹ hỗ trợ được sử dụng hiệu quả nhất trong việc làm nền kinh tế tăng trưởng. Quá trình lấp lỗ hổng này do vậy là tương tự với việc lấp lỗ hổng tài chính đã đề cập ở trên.

      Cuối cùng khối lượng viện trợ còn được quy định bởi khả năng hấp thụ của nước nhận viện trợ, hoặc cho khả năng sử dụng quỹ viện trợ một cách sáng suốt và có hiệu quả.

      Một nhà kinh tế khác – John Holsen đã tính ra “lỗ hổng tài chính” từ nhu cầu đầu tư và tiết kiệm trong nước để sau đó dự kiến nguồn viện trợ bên ngoài cần có đế bổ sung cho lỗ hổng này.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: no cong viet nam, ngân sách nhà nước

Nguồn vốn vay nước ngoài

      Nguồn vốn vay nước ngoài là nguồn bổ sung để phát triển kinh tế khi mà sản xuất trong nước chi đủ duy trì ở mức tiêu dùng thấp. Với việc đi vay nước ngoài, một quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn tại thời điểm hiện tại mà không giảm tiêu dùng trong nước. Như vậy, đối với các quốc gia đang phát triển việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài về bản chất là vấn đề cân đổi giữa tiêu dùng trong hiện tại với tiêu dùng trong tương lai. Việc vay nợ nước ngoài chỉcó thể có hiệu lực nếu như bán thân nó đảm bảo không ảnh hưởng đến tiêu dùng của thế hệ tương lai.

Nợ nước ngoài góp phần chuyến giao công nghệ và nâng cao năng lực quán lý

     Bên cạnh việc dụng các nguồn lực tự có đế nhập khấu các máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, việc vay vốn nước ngoài góp phần bổ sung thêm nguồn vốn để nhập các máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến cùng với kỹ năng quản lý nước ngoài. Các dự án đã góp phần hiện đại hoá nhiều ngành, lĩnh vực, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển theo, tạo ra một lực lượng lao động mới, lao động kỹ thuật cao và góp phần thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế. Cùng với các dự án đầu tư là việc chuyển giao kỹ năng quản lý của cá chuyên gia nước ngoài.

Nguồn vốn vay nước ngoài

Nợ nước ngoài ổn định tiêu dùng trong nước

     Khi có những cú sốc đột ngột từ bên trong hoặc bên ngoài đối với một nền kinh tế, sản lượng bị thiếu hụt nặng nề và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn, những đợt thiên tai liên tiếp dẫn đến ngành nông nghiệp bị mất mùa lớn, khủng hoảng tài chính làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của khu vực. Trong những trường hợp như vậy, bên cạnh các khoản viện trợ khẩn cấp, các khoản vay nợ nước ngoài khẩn cấp đóng vai trò là biện pháp ổn định tiêu dùng trong nước trong ngắn hạn trong khi nền kinh tế được hồi phục.

Nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán

      Cán cân thanh toán có thể tạm thời bị thâm hụt do điều kiện bất lợi tạm thời trong thương mại quốc tế. Chẳng hạn khi giá hàng xuất khẩu các sản phẩm của một nước bị sụt giảm mạnh so với giá hàng nhập khẩu, nước đó có thể sử dụng biện pháp vay nợ nước ngoài để duy trì tiêu dùng trongngắn hạn. Tuy nhiên, giải pháp này thường có độ rủi ro cao vì không có gì chắc chắn rằng các nước đi vay sẽ có thu nhập khá hon khi đếnhạn phải trả nợ. Thêm vào đó, các khoản vay nợ để bù đắp cán cân thương mại thường là ngắn hạn.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chinh sach tien te, ngan sach nha nuoc

Tính tất yếu vay nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển

      Nợ đa phương chủ yếu đến từ các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng phát triển trong khu vực, các cơ quan đa phương như OPEC và liên Chính phủ.

      Nợ song phương đến từ Chính phủ một nước như các nước thuộc tổ chức OECD và các nước khác đến từ một tổ chức quốc tế nhân danh một Chính phủ duy nhất dưới dạng hỗ trợ tài chính, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.

     Theo cách thức sử dụng các khoản vay, nợ nước ngoài được phân thành khoản vay nợ cho đầu tư phát triển đất nước và vay nợ để tiêu dung, ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt, như phải chi dùng cho chiến tranh.

Tính tất yêu và vai trò của vay nợ nước ngoài

Tính tất yếu vay nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển

vay nợ nước ngoài

Mô hình hai lỗ hổng

      Mô hình hai lỗ hống của Chenery, Bruno và Strout cho rằng có hai cản trở chính cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh ở các nước đang phát triến, đó là “lỗ hống tiết kiệm và đầu tư” do tiết kiệm không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư và “lỗ hổng thương mại” do thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu. Các nước đang phát triển tất yếu phải lấp đầy các lỗ hổng thâm hụt này để đảm bào các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bàng việc huy động và sử dụng các nguồn lực bên ngoài. Mục đích quan trọng của việc sử dụng các nguồn vốn bên ngoài là để giảm bớt sự khan hiếm của các nguồn lực trong nước. Các tác giả đã vận dụng mở rộng mô hình này để xác định lỗ hổng tiết kiệm và nhu cầu nhận viện trợ từ bên ngoài đổi với các nước đang phát triển và chỉ ra cách thức viện trợ lấp đầy lỗ hổng tạm thời giữa đầu tư và tiết kiệm. Hollis Chenery và Strout đã đưa ra giả định rằng hàng hóa nhập khẩu không sản xuất trong nước là đầu tư thiết yếu để sản xuất ra hàng hóa trong nước. Ngoại tệ chính là để mua những tư liệu được nhập khẩu này. Trong những trường hợp này vốn nước ngoài làm tăng mức tăng trưởng không phải bàng cách làm tăng nguồn tiết kiệm trong nước, mà bằng cách tăng khối lượng ngoại tệ để nhập khẩu tư liệu.



Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Nợ doanh nghiệp không được bảo lãnh

      Nợ tư nhân bao gồm nợ nước ngoài của khu vực tư nhân không được khu vực công của nền kinh tế đó bảo lãnh theo hợp đồng, về bán chất đây là các khoán nợ do khu vực tư nhân tự vay, tự trả. Nợ tư nhân không được báo lãnh là các khoản nợ mà trách nhiệm trả nợ nước ngoài cùa con nợ tư nhân không được một chủ thể của khu vực công của nước con nợ bảo lãnh thanh toán, ở Việt Nam hình thức vay nợ này thường bao gồm nợ không được bảo lãnh của DNNN, nợ không được bảo lãnh của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, gọi chung là nợ doanh nghiệp không được bảo lãnh.

     Theo loại hình vay, nợ nước ngoài được phân loại thành vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại.

     Vay hồ trợ phát triển chỉnh thức’. Theo định nghĩa của Tố chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các chuyển khoản song phương (giữa các Chính Phủ) hoặc đa phương (từ các tổ chức quốc tể cho Chính Phủ), trong đó ít nhất 25% tổng giá trị chuyển khoản là cho không.

Nợ doanh nghiệp không được bảo lãnh

     Vay hỗ trợ phát triển chính thức là loại nợ có nhiều điều kiện ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả nợ và thời gian ân hạn. Lãi suất của vay hỗ trợ phát triển chính thức thấp hơn nhiều so với vay thương mại. Thời gian cho vay hỗ trợ phát triển chính thức dài (có thể 10, 15 hay 20 năm) và thời gian ân hạn dài, do vậy các nước đang phát triển thường hướng tới và tận dụng tối đa nguồn vốn này cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

     Tuy nhiên, vay hỗ trợ phát triển chính thức cũng có những mặt trái của nó. Tính ưu đãi của vay hỗ trợ phát triển chính thức rất rõ rệt, bên cạnh đó, việc vay hồ trợ phát triển chính thức đôi khi kèm theo những điều kiện ràng buộc khiến cái giá phải trá tăng lên đáng kể.

     Vay thương mại : Khác với vay hỗ trợ phát triển chính thức, vay thương mại không có ưu đãi cả về lãi suất và thời gian ân hạn, lãi suất vay thương mại là lãi suất thị trường tài chính quốc tế và thường thay đổi theo lãi suất thị trường. Chính vì vậy, vay thương mại thường có giá khá cao và chứa đựng nhiều rủi ro. Việc vay thương mại của Chính Phủ phải được cần nhắc hết sức thận trọng và chi quyết định vay khi không còn cách nào khác.

    Theo chủ thể cho vay nợ nước ngoài được phân loại thành nợ đa phương và nợ song phương.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tài khóa, chi ngan sach nha nuoc

Phân loại nợ và cơ cấu nợ nước ngoài

      Vỡ nợ là tình trạng mà một quốc gia không có khả năng hoàn trả nơ vay (gốc và lãi) và không có ý định trả nợ trong tương lai.

     Xoá nợ, miễn giảm nợ: khi chủ nợ quyết định xoá hay miễn giảm cho con nợ một phần hay toàn bộ nợ gốc và lãi. Xoá nợ làm giảm nghĩa vụ trả nợ của con nợ.

Phân loại nợ và cơ cấu nợ nước ngoài

     Việc phân loại nợ nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá và quản lý nợ một cách có hiệu quá.

     Theo thời hạn vay, nợ nước ngoài được phân thành nợ nước ngoài ngan hạn và nợ nước ngoài dài hạn.

      Nợ nước ngoài ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán ban đầu từ một năm trở xuống. Nợ nước ngoài dài hạn là các khoán thanh toán bằng ngoại tệ, hàng hóa dịch vụ có thời hạn thanh toán ban đầu từ một năm trở lên mà chủ nợ không phải là công dân của quốc gia đó. Nợ nước ngoài dài hạn có 3 thành phần: nợ khu vực công, nợ được khu vực công bảo lãnh và nợ tư nhân không được bảo lãnh.

      Theo chủ thể đi vay thì nợ nước ngoài được phân thành nợ công, nợ tư nhân được Chính Phủ báo lãnh và nợ tư nhân.

cơ cấu nợ nước ngoài

     Nợ công được định nghĩa là các nghĩa vụ nợ của các khu vực công và bao gồm nợ của khu vực công cùng với nợ của khu vực tư nhân được khu vực công bảo lãnh. Nợ nước ngoài của khu vực tư nhân được công quyền bảo lãnh được xác định là các công nợ nước ngoài của khu vực tư nhân mà dịch vụ trả nợ được bảo lãnh theo hợp đồng bởi một đối tượng thuộc khu vực công cư trú tại cùng một nền kinh tế với bên nợ đó. Nợ khu vực công là các khoản nợ mà trách nhiệm trả nợ nước ngoài của một con nợ thuộc khu vực công, bao gồm nợ chính phủ, một tổ chức chính trị (hay chi là một cơ quan) và chính quyền địa phương.

     Nợ được khu vực công bảo lãnh là khoán nợ mà trách nhiệm trả nợ nước ngoài của con nợ tư nhân được một chủ thế thuộc khu vực công của nhà nước con nợ bảo lãnh thanh toán.

     Ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển nợ khu vực công và nợ khu vực công được nhà nước bảo lãnh thường thuộc về DNNN được gọichung là nợ chính phủ. Do đó, nợ chính phủ tích tụ từ các khoản vay nước ngoài do chính phủ trực tiêp vay hoặc do chính phủ đứng ra bảo lãnh vay; trách nhiệm trả nợ trực tiêp hoặc gián tiếp thuộc về ngân sách. Nợ chính phủ thường là các khoán nợ dài hạn.


Đọc thêm tại:

Một số khái niệm liên quan đến nợ nước ngoài

      Một số khái niệm liên quan đến nợ nước ngoài là chuyển đổi nợ, đình chỉ trả nợ, dư nợ, hoãn nợ, nghĩa vụ nợ, tái cơ cấu nợ, tái tài trợ, trả nợ hàng năm, vỡ nợ và xóa nợ.

     Chuyển đổi nợ là việc chuyển đổi một khoản nợ thành một nghĩa vụ khác không phải nghĩa vụ nợ, ví dụ như chuyến thành cổ phần hoặc thành viện trợ trong trường hợp là khoản nợ đó được sử dụng để tài trợ cho một dự án hoặc một chính sách cụ thể nào đó.

     Dư nợ là khoản tiên đã được giải ngân nhưng chưa được hoàn trả lại hoặc chưa được xóa nợ.

     Đình chi trả nợ ỉà tình trạng khi một quốc gia tuyên bổ khước từ thanh toán nợ gổc và lãi cho đến khi có được một thoả thuận với chù nợ về việc hoàn trả nợ vay trong tương lai. Đình chí trá nợ khác với vỡ nợ ở chỗ nước con nợ vẫn có ý định tiếp tục trả nợ trong tương lai theo thoả thuận với chủ nợ.

     Hoàn nợ đề cập tới việc hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ và áp dụng kỳ hạn mới, dài hơn đổi với khoản tiền được hoãn nợ. Hoãn nợ là một cách giúp người mẳc nợ giảm nhẹ gánh nợ thông qua việc tri hoãn hoàn trá và trong trường hợp hoãn nợ có ưu đãi sẽ dẫn đến giảm nghĩa vụ nợ.

     Nghĩa vụ trả nợ đề cập tới việc hoàn trả cả gốc, lãi và các khoản phí. Khoản trả nợ thực tế là tổng số tiền phải thanh toán để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nợ, bao gồm cả gốc, lãi và các khoản phí chậm thanh toán. Nghĩa vụ trả nợ theo lịch là toàn bộ các khoản thanh toán bao gồm thanh toán gốc, lài và phí phải trả tại từng thời điểm trong khoảng thời hạn nợ.

liên quan đến nợ nước ngoài

    Trả nợ hàng năm là tổng số tiền lãi và tiền gốc mà một quốc gia phải hoàn trả trong một năm.

    Tái cơ cấu nợ là hoạt động được thực hiện bởi cả người đi vay và người cho vay, kết quả là dẫn đến sự thay đối về nghĩa vụ nợ theo hướng làm giảm bớt gánh nặng nợ cho người đi vay. Hoạt động này có thể là tổ chức lại nợ cho vay hoặc giảm nợ. Đối với trường hợp xóa nợ thi hoạt động này chi’ được thực hiện bởi người cho vay. Tố chức lại nợ bao gồm giãn nợ, cơ cấu lại nợ và hoạt động tái tài trợ.

    Tải tài trợ là một loạt thảo thuận vay hoặc một loại tài trợ. Tái tài trợ đề cập đến một thỏa thuận trong đó người cho vay hoặc một tổ chức đại diện người cho vay tài trợ cho việc thanh toán các nghĩa vụ phát sinh của khoản vay trước đây thông qua một khoản vay mới. Các khoản vay mới khác với khoản tài trợ vì các khoản tái tài trợ vẫn giữ nguyên các tài khoản ban đầu. Các điều khoản của khoản tái tài trợ không nhất thiết là giống với các khoản tái câp vôn trước đây và các khoản tín dụng. Việc tổ chức lại một khoản nợ Hên quan tới cả người cho vay và người đi vay, phải sử dụng đến nghiệp vụ tái tài trợ.



Định nghĩa về nợ nước ngoài

       Khi giá cả hàng hóa xuất khẩu của một nước đột ngột giảm mạnh hoặc khi giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên, trong trường hợp đó vay nợ tạm thời có thể bù đắp sự thâm hụt cho tới tận khi giá cả ốn định trở lại hoặc cho tới khi nền kinh tế đã thích ứng được với những thay đổi, do đó làm giảm chi phí cho quá trình điều chỉnh nền kinh tế.

      Có nhiều định nghĩa khác nhau về nợ nước ngoài. Dưới đây là một số khái niệm được IMF sử dụng phố bien đe xem xét nợ nước ngoài ở các nước đang phát triển.

      Nợ nước ngoài là tống số nợ nước ngoài tại một thời điếm, là số dư của các khoản nợ thực tế, không tính đến nghĩa vụ dự phòng. Con nợ bị yêu cầu thanh toán lãi và/hoặc gốc của các khoán nợ này tại các thời điểm trong tương lai và là nghĩa vụ của người cư trú với người không cư trú.

      Nợ quốc gia là toàn bộ các khoán vay nợ nước ngoài cho các hoạtđộng kinh tế xã hội của chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Nợ quốc gia có xuất xứ từ các nguồn vay như ODA, vay thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay thương mại, vay của các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ và vay thông qua trái phiếu.

 nợ nước ngoài

      Tổng nợ nước ngoài là lượng vốn được giải ngân và những nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, có hoặc không có lãi, có hoặc không có thanh toán nợ gốc theo hợp đồng còn tồn lại của những người thường trú tại một nước đối với những người không thường trú, tại một thời điểm bất kỳ. Đây là khái niệm chung được thống nhất giữa Ngân hàng thanh toán Quốc tế, IMF, OECD, WB và thường được sử dụng để đánh giá mức độ nợ quốc gia.

     Đối với Việt Nam, theo khoản 8 điều 2 quy chế vay và trả nợ nước ngoài (Ban kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005 của Chính Phủ) thì “ Nợ nước ngoài của quốc gia là số dư của mọi nghĩa vụ hiện hành ( không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng) về trả nợ gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài tại Việt Nam. Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân”. Như vậy, theo cách hiểu này nợ nước ngoài là tất cả các khoản vay mượn của tất cả các pháp nhân Việt Nam đối với nước ngoài và không bao gồm nợ của các thể nhân (nợ của cá nhân và hộ gia đình). Ở Việt Nam, nợ nước ngoài được đề cập dưới khái niệm nợ quốc gia về phạm vi bao trùm. Nợ quốc gia Việt Nam tích tụ từ tất cả các khoản vay nợ nước ngoài cho các hoạt động kinh tế – xã hội do tất cả các bên: chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Nợ quốc gia của Việt Nam có xuất xứ từ các nguồn vay như ODA, vay thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay thương mại, vay của các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ và vay thông qua trái phiếu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chinh sach tien te, ngan sach nha nuoc