Cơ cấu nợ theo thời hạn vay
Xem xét cụ thể hơn trong cơ cấu về tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn cũng cho thấy nguyên nhân của sự bền vững về vay nợ nước ngoài hiện nay. Nếu tỷ lệ vay nợ ngắn hạn càng cao thì dòng vốn càng dễ đổi chiều và gây bất ổn cho nền kinh tế.
Qua hình 11 -5 này có thể thấy cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu là nợ dài hạn. Tỷ lệ nợ dài hạn luôn ở trên 80% trong khi nợ ngắn hạn luôn ở mức dưới 20%. Năm 2008, trong khi nhiều dự báo lo ngại rằng nền kinh tể Việt Nam năm 2009 có thể trở thành một Thái Lan mới trong khu vực ASEAN bởi thiếu kinh nghiệm quản lý kinh tế trong bối cánh hội nhập quốc tế sâu.Tuy nhiên, với một cơ cấu nợ dài hạn chiếm 81,6% tổng nợ vào năm 2009 thì Việt Nam không phải đối mặt với các dòngvốn ồ ạt chảy ra và vào duy trì được sự bền vững ngân sách.
Xét theo cơ cấu lãi suất vay
Nếu xét theo cơ cấu lãi suất cho vay thì hiện nay nợ nước ngoài của Việt Nam vay chịu lãi suất cố định chiếm đến 92,95%, giảm 5,35% so với năm 2006. Tuy nhiên trong cơ cấu lãi suất cố định thì loại lãi từ 1% đến 2,99% chiếm đến 82,21% và 76,42% tổng vốn vay; tiếp đến là loại lãi từ 3%-5,99% và 6%-10%. Loại lãi từ 0-0,99% chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (2,17%). Như vậy, mặc dù nợ của Việt Nam chủ yếu là mức lãi suất thấp, nhưng so với các năm trước, từ năm 2010 các khoản vay của Việt Nam có lãi suất cao hơn và khoản vay với lãi suất thả nổi đang ngày càng tăng lên, gây thêm áp lực nợ cho Chính phủ. Ở mức lãi suất 6 – 10%, nợ Việt Nam năm 2010 tăng hơn gấp đôi so với năm 2009. Ngoài ra, các khoản vay với lãi suất thả nổi cũng tăng 6,66 triệu USD so với 2009.
Trong thời điểm hiện tại, dù các chỉ tiêu về nợ nước ngoài vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, nhưng Chính phú cũng cần thận trọng hơn đối với việc vay nợ và xác định được khả năng trả nợ, để không tạo ra áp lực trả nợ cho thế hệ sau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét