An toàn nợ nước ngoài ở Việt Nam
Theo các ngưỡng an toàn nợ nước ngoài như đã nêu trong mục 11.2 ở trên các chí tiêu nợ nước ngoài của Việt Nam đến năm 2010 đều nằm trong phạm vi giới hạn an toàn, tuy nhiên mức độ an toàn nợ nước ngoài đang có xu hướng giảm.
Với số nợ hiện tại, nếu trong những năm tới không vay thêm thì số tiền Việt Nam phải bỏ ra mỗi năm đế trả nợ sẽ cao nhất vào năm 2016 với trên 1,84 tỉ USD trả nợ gốc và 380,5 triệu USD trả lãi. Trước mắt, năm 2011 Việt Nam sẽ phải trả nợ khoảng 1,33 tỉ USD tính cả gốc lẫn lãi. Đến năm 2026, Việt Nam cũng còn phải trả 975 triệu USD/năm tiền và lãi.
Ngoài ra, theo đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, Việt Nam là nước có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát và không nằm trong nhóm các nước có gánh nặng về nợ cao (HIPCs).
Tỷ lệ tổng nợ trên thu ngân sách:năm 2010 thu ngân sách của Việt Nam đạt 559.388 tỷ đồng tăng 21,2% so với dự toán, trong khi đó tính đến cuối năm 2010 tổng nợ nước ngoài của Việt Nam được ước tính là 615.299,54 tỷ đồng, tương ứng với 110% tổng thu ngân sách trong năm nay. Đãy là một con số tăng so với năm 2009 (108,41%) và năm 2008 (90,18%).
Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn sổ liệu từ CIA để so sánh Việt Nam với một số nền kinh tế trong khu vực ASEAN nhận thấy, tỷ lệ tổng nợ/thu ngân sách của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Indonesia và Philippine. Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá nợ bền vững do Ngân hàng thế giới (WB) và IMF đưa ra, với tỷ lệ này của năm 2009, Việt Nam bị xếp vào nhóm nước phải chịu gánh nặng ở mức trung bình về tình hình vay nợ.
Tỷ lệ tổng nợ quốc gia/GDP: Tính đến hết năm 2010, tổng nợ quốc gia của Việt Nam là 32,5 tỷ USD, tương đương 42,2% GDP. Trong khung chính sách nợ của Việt Nam, tỷlệ nợ quốc gia/GDP trong giai đoạn 2001- 2010 phải ở mức dưới 50%, vì vậy thông qua tất cả các kênh huy động vốn thì nợ quốc gia của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.
Tỷ lệ tổng nợ/xuất khẩu: Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 72.91 triệu USD, như vậy nếu xét tọng nợ /xuất khẩu thì Việt Nam đạt 84,86% giảm 3,56% so với năm 2009 (88,42%). Như vậy với con số trên thì nợ nước ngoài của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.
So sánh với một số nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN, tỷ lệ này của Việt Nam đều thấp hơn. Như vậy, xét theo chỉ tiêu này, trong bối cảnh các nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì những chính sách điều hành vĩ mô của Việt Nam vẫn duy trì được sự bền vững về ngân sách.
Nhìn chung, xem xét chí tiêu nợ nước ngoài của Việt Nam cho thấy các chỉ tiêu này vẫn đang nằm trong giới hạn an toàn và ngân sách nhà nước vẫn được duy trì bền vững. Một trong những nguyên nhân quan trọng giải thích cho sự bền vũng này chính là trong cơ cấu nợ nước ngoài hiện nay của Việt Nam, nợ ODA và vay ưu đãi đang chiếm tỷlệ lớn, tỷlệ nợ thương mại còn thấp. Do vậy, xét dưới góc độ lãi suất và nghĩa vụ trả nợ trong năm 2010, chúng chưa phát sinh ra các nguy cơ đột biến làm tăng gánh nặng nợ, góp phần tạo ra sự bền vững về ngân sách nhà nước.
Nợ nước ngoài đối với Việt Nam chù yếu là vốn ODA với lãi suất thấp và thời gian cho vay dài và tỷ lệ vay thương mại còn thấp. Các chỉ số an toàn về nợ nước ngoài cũng cho thấy Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Tuy nhiên, đánh giá này mới thấy được tính thanh khoản trong thời điểm hiện tại mà chưa dự báo tới khả năng khủng hoảng nợ trong tương lai và tác động của ODA đến phát triển kinh tế của Việt Nam.
Đọc thêm tại:
- http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/
- http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/04/chi-ngan-sach-nha-nuoc-gom-nhung-khoan-nao.html
- http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/07/hoan-oi-no-thanh-von.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét