Mua lại, nhờ có hình thức này mà các con nợ có thể mua lại khoản vay từ chủ nợ, với tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá trị nợ theo số sách. Các chủ nợ có thể yên tâm hơn với quyền lợi được đảm bảo thanh toán trong hiện tại của chính một phần khoản nợ đó hơn là phải gánh chịu rủi ro của việc nhận được tiền trả nợ ít hơn trong tương lai.
Hoán đổi nợ thành vốn, trong đó chủ nợ được đổi lấy cổ phần trong công ty (chẳng hạn như trường hợp công ty bưu chính viễn thôngthuộc sở hữu nhà nước) dưới hình thức từ bỏ khoán nợ chưa đến hạn thanh toán.
Tuy nhiên, thường là các con nợ như vậy phải bàn bạc với IMF trước khi một nhóm các ngân hàng quốc tế đồng ý tái tài trợ hay trì hoãn các món nợ hiện tại. Các chương trình điều chỉnh về chính sách bao gồm một quy trình các bước nhằm làm giảm thâm hụt của chính phú và cán cân thanh toán, kiềm chế lạm phát, tăng cường tiết kiệm và tạo thêm nhiều nguồn lực cho đầu tư và nghĩa vụ nợ. Các chương trình ổn định hóa và điều chỉnh cơ cẩu này do IMF và Ngân hàng thế giới thiết kế và giám sát, thường liên quan đến phá giá tiền tệ (hoặc giảm giá tiền tệ thông qua cơ chế thả nổi) để hạn chế nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu, cắt giám chi tiêu chính phú, táng thuế, giảm cung tiền, và đóng cửa các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ.
Có bốn phần trong chương trình ổn định điển hình của IMF là: thứ nhất, hủy bỏ hoặc tự do hóa việc kiếm soát ngoại hội và nhập khấu; thứ hai, giảm giá trị tỷ giá chính thức; Thứ ba, một chương trình chống lạm phát nghiêm ngặt trong nước bao gồm: i) kiểm soát tín dụng ngân hàng đế tăng lãi suất và những yêu cầu dự trữ; ii) kiếm soát thâm hụt của chính phú bằng cách hạn chế chi tiêu, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ xã hội cho người nghèo và trợ cấp lương thực thiết yếu đi đôi với tăng thuế và giá của các công ty quốc doanh; iii) kiếm soát việc tăng lương, đặc biệt là phải đảm bảo cho việc tăng lương đó ở tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ lạm phát (tức là hủy bỏ việc điều chỉnh lương theo giá); iv) bãi bỏ những hình thức kiểm soát giá; thứ tư, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và mở cửa toàn bộ nền kinh tế đối với thương mại quốc tế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét