Ở Việt Nam, bình quân chi ngân sách nhà nước giai đoạn 1991-1995 là 24,5% GDP, giai đoạn 1996-2000 là 23,7% và giai đoạn 2001-2010 là 31,5%. về cơ cấu chi, tuy đã có sự giảm dần theo thời gian nhưng chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn: giai đoạn 1991-2000 bình quân đạt 63,5%, giai đoạn 2001-2010 là 52,9%.
Nhà nước đã cắt giảm đáng kể nhũng khoản chi mang tính bao cấp và tiến hành xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp: văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao nhằm huy động nguồn lực trong dân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, phù họp với cơ chế thị trường; tiên hành cố phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và cắt giảm các khoản chi bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kế chi trợ cấp cho các doanh nghiệp, Chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn tập trung của nhà nước được dành chủ yểu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và những khu vực khó thu hồi được vốn. Đãy là xu hướng tích cực, phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học công nghệ tuy chiếm tý trọng nhỏ (chi giáo dục – đào tạo binh quân 10%, khoa học công nghệ 1,1%) nhưng đã có tốc độ chi tăng dần. Bước đầu đã tạo kinh phí cho đổi mới chương trình giáo dục phố thông, thực hiện phổ cập giáo dục tiếu học và trung học cơ sở, thực hiện chính sách ưu đãi đổi với cán bộ, giáo viên, học sinh ở các vùng khó khăn. Chi khoa học công nghệ cũng đã tạo thuận lợi về vốn cho nghiên cứu giống cây trông – vật nuôi, nghiên cứu công nghệ sán xuất, bảo quản, chế biến nông sản – thủy sản.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét