Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Chính sách cung ứng tiền tệ

     Việc xác định khối lượng tiền tệ cần đưa thêm vào lưu thông là một nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nước. Khối lượng tiền này phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lưu thông tiền, tỷ lệ lạm phát dự kiến. Mối quan hệ này được thể hiện:        

    Lượng cung ứng tiền cần thiết cho lưu thông bao gồm:

Tiền mặt lưu thông          Các khoản tiền gửi không kỳ

= ngoài ngân hàng       + hạn tại ngân hàng

Các khoản tiền gửi có kỳ hạn M2= M| + tại ngân hàng

(i)   Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gứi mà người gứi có thế rút ra và sử dụng bất cứ lúc nào.

(ii)  Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi có thỏa thuận thời gian rút tiền giữa khách hàng và tổ chức tín dụng. Những loại tiền gửi này cũng dễ dàng chuyển thành phương tiện lưu thông và thanh toán.

Chính sách cung ứng tiền tệ

    Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện quản lý sự gia tăng của tống phương tiện thanh toán thông qua sự gia tăng của khối lượng tín dụng. Vì vậy, sau khi xác định mức cung tiền tệ, lượng tiền phát hành được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện thông qua hạn mức tín dụng – đó là khối lượng tiền tệ NHNN khống chế để cung cấp cho nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. NHNN sẽ phân bổ theo kế hoạch hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại trên cơ sở an toàn và hiệu quả của nguồn vốn vay. Hạn mức tín dụng sẽ được điều chỉnh linh hoạt căn cứ vào tình trạng hoạt động của nền kinh tế và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp.


Đọc thêm tại:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét