Xử lý bội chi ngân sách không phải là sự tính toán đơn thuần lấy tổng thu trừ đi tổng chi mà phải xác định hợp lý tổng thu và tổng chi trong từng năm tài khóa, đồng thời xác định đúng mức bội chi hợp lý và các biện pháp cần thiết để huy động bù đắp bội chi. về nguyên tắc, mức bội chi họp lý là: Không lạm dụng bội chi và phải thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế. Mỗi một tỉ đồng bội chi dự kiến đều phải tạo ra được một lực tác động tích cực làm tăng nhu cầu tiêu dùng để mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản xuất hoặc làm tăng đầu tư để nâng cao khả năng tiêu thụ nguyên, vật liệu, tiền công lao động cũng như các dịch vụ liên quan, qua đó tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo kinh nghiệm của các nước, tỉ lệ bội chi của ngân sách nếu duy trì ở mức tối đa là gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế là hợp lý. Tỉ lệ này cho phép Nhà nước có thêm tiền đầu tư vào các công trình lớn, trọng điểm của nền kinh tế.
Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước có hạn chế lớn là chứa đựng nguy cơ lạm phát, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Tuy vậy, lạm phát không phái hoàn toàn là nhược điểm, nếu phát hành tiền ở mức vừa phải, trong những thời điểm thích hợp, tạo ra được những đợt lạm phát nhẹ thi vừa giảm được gánh nặng của Nhà nước về bội chi, vừa thúc đẩy được tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất. Trong những trường hợp này phát hành tiền để bù đắp bội chi còn có thể được coi là giải pháp tích cực.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét