Việc quyết định đầu tư và phê duyệt các chương trình và dự án ODA khác đều phân cấp cho Thủ trưởng các cơ quan chủ quản. Sự phân cấp mạnh mẽ này một mặt tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò làm chủ, trách nhiệm của các ngành, các cấp, song mặt khác cũng đặt ra thách thức về năng lực quản lý và tổ chức thực hiện đối với các bộ, ngành và địa phương.
Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ODA thông qua việc Bộ Ke hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ công bố rộng rãi thông tin về nguồn ODA, các chính sách và điều kiện tài trợ đế các đơn vị đề xuất có điều kiện để chuẩn bị và đề xuất các chương trình, dự án ODA.
Công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế.
Nhìn tổng thể, Nghị định 131/2006/NĐ-CP đã thể hiện khá thành công ý tưởng Chính phủ thống nhất quản lý ODA (phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ), trao quyền cho các đơn vị thụ hưởng và cơ quan chú quản trong quá trình thực hiện đê đề cao trách nhiệm, phát huy sáng kiến và huy động sự tham gia, đông thời tăng cường hậu kiểm theo tinh thần hài hoà quy trình và thủ tục ODAvới nhà tài trợ.
Căn cứ vào Nghị định 131/2006/NĐ-CP, các cơ quan quản lý nhà nước về ODA đã ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn việc thực hiện, bao gồm Thông tư 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP và Thông tư 03/2007/TT-BKH hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các chương trình, dự án ODA của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thông tư 108/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính trong nước vốn ODA; Thông tư 01/2008/TT-BNG của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc ký kết các điều ước quốc tế về ODA,…
Đọc thêm tại: http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/07/he-thong-tai-chinh-quoc-gia.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét