Những thất bại thị trường đặt vấn đề cần phải có sự can thiệp của nhà nước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy vậy, ngay cả khi nền kinh tế vận hành có hiệu quả, thì vẫn còn hai lý do nữa đề nhà nước cần phải can thiệp, đó là phân phối lại thu nhập nhằm thực hiện công bằng xã hội và hàng hóa khuyến dụng.
Vấn đề phân phối lại thu nhập và tạo cơ hội kinh tế cho mọi người
Sự không hoàn hảo của thị trường thường dẫn đến kết cục là sự thiếu công bằng. Chính phủ phải có trách nhiệm thực hiện việc phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp cho các đối tượng dễ tổn thương như người già, người nghèo, trẻ em, người tàn tật. Thông thường, Nhà nước có thể tiến hành các chương trình trợ cấp trực tiếp cho từng cá nhân để giúp họ thoát khỏi cánh nghèo đói. Nhiều khi các chương trình phân phối lại còn được thực hiện dưới dạng cung cấp các phương tiện, dịch vụ cho cả cộng đồng như chương trình xây dựng điện, đường, trường, trạm ở nông thôn; chương trình nước sạch nông thôn; chương trình xóa đói giảm nghèo v.v…
Mặt khác, việc sử dụng quyền lực của nhà nước để tạo ra sự bỉnh đẳng về cơ hội cho mọi công dân, không phân biệt tình trạng cá nhân, có thể làm lợi cho xã hội nói chung vì nó sẽ giúp các cá nhân có nhiều cơ hội hơn để đặt năng lực của mình vào công việc phù hợp nhất, có năng suất cao nhất.
Vấn đề hàng hóa khuyến dụng
Những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, khiến nhà nước phải bắt buộc họ sử dụng gọi là hàng hóa khuyến dụng Nhiều nhà kinh tế học cho rằng, cá nhân nói chung nhiều khi không nhận thức hết được lợi ích hoặc tác hại của việc tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó, ngay cả khi họ có đầy đủ thông tin. Chẳng hạn ai cũng biết hút thuốc là có hại cho sức khoẻ, nhưng rất nhiều người vẫn tiếp tục hút. Nhiều gia đình tham gia tiêm chủng sẽ giúp trẻ em phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm nhưng họ vẫn không hưởng dẫn con em mình thực hiện công việc này mặc dù là miễn phí hay phải trả tiền.
Như vậy, sự can thiệp của nhà nước trong trường hợp hàng hóa khuyến dụng bắt nguồn từ một chức năng gọi là chức năng “phụ quyền” của Chính phủ. Vai trò của Chính phủ ở đây giống như vai trò của người cha trong gia đình. Khi người cha thấy con cái mình chỉ hành động vì lợi ích trưởc mắt, mà không nghĩ đến tương lai lâu dài, thì người cha phải can thiệp để điều chỉnh hành vi của con cái. Sự can thiệp này có thể chỉ ở mức độ giáo dục, giải thích thuyết phục, nhưng nếu cần thì có thể biến thành mệnh lệnh bắt buộc.'
0 nhận xét:
Đăng nhận xét