This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Xử lý bội chi Ngân sách bằng nguồn vốn vay

       Nguồn vồn vay trong nước bao gồm các khoản vay của ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và các khoản vay ngoài ngân hàng, vấn đề được quan tâm là đánh giá ảnh hưởng của các nguồn vốn vay này đến chi tiêu cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp và chi cho tiêu dùng của các hộ gia đình. Bởi vi tổng lượng tiền của nhân dân và các tổ chức xã hội có thể cho Chính phủ vay bị giới hạn trong tổng lượng tiết kiệm của xã hội.

        Nếu Chính phủ vay nhiều thì phần tiết kiệm còn lại dành cho đầu tư sẽ giảm. Trước hết, xem xét vốn vay từ ngân sách Nhà nước, thông thường nguồn vốn cho vay này không hoàn toàn dẫn đến việc giảm tương ứng tín dụng cho khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Thứ hai, tác động của việc Chính phủ vay nợ các ngân hàng thương mại tùy thuộc vào mức độ các ngân hàng đó tăng thêm tín dụng cho Chính phủ ánh hưởng như thé nào đến tín dụng cho các khu vực khác. Nấu các ngân hàng thương mại không có dự trữ để tăng mức tín dụng thì Chính phủ vay thêm sẽ làm ảnh hưởng đến việc cho vay của các khu vực khác. Ngược lại, nếu các ngân hàng thương mại có dự trữ hoặc ngân hàng Nhà nước cho phép tăng thêm dự trữ qua các công cụ tiền tệ thì sẽ không ảnh hưởng tới việc cho vay các khu vực khác.

Xử lý bội chi Ngân sách

         Ở các nước đang phát triển, các khoản cho vay của hệ thống ngân hàng thường là ngân hàng đối với Chính phủ là nhân tố ảnh hưởng tới diễn biến của tình hình tiền tệ. Trong điều kiện đó, cần phải xem xét chặt chẽ diễn biến của tình hình tài chính. Thứ ba, tác động của việc vay ngoài hệ thống ngân hàng, đãy là khoản vay có ảnh hưởng rõ rệt đến nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Việc mua chứng khoán của Chính phủ tất yếu sẽ làm hạn chế các khoản chi tiêu cho đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, vay trong nước có thê tránh được các sức ép tác động từ bên ngoài.

         Nguồn vốn vay nước ngoài phụ thuộc vào đối tác cho vay và cách thức sứ dụng nguồn vốn vay. Nguồn này thường được thực hiện dưới hai hình thức: Vay qua các hiệp định song phương, kế cả vay viện trợ ODA và vay trên thị trường tài chính quốc tể. Vay nước ngoài thường chịu sự ràng buộc về các điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Việc vay nợ nước ngoài không làm giảm thu nhập hay chỉ tiêu của khu vực doanh nghiệp và khu vực hộ gia đình trong nước. Nếu số vay nợ nước ngoài được chi tiêu ở ngoài nước như các khoản viện trợ của Chính phu cho phát triển thì sẽ không có tác động trực tiếp đến nhu cầu trong nước. Nếu vay nước ngoài dùng đế tài trợ cho chi tiêu trong nước thi sẽ có tác dụng mở rộng nhu cầu trong nước. Vay nước ngoài thường có cơ hội đổi mới công nghệ và phương thức quản lý.


Đọc thêm tại:

Chính sách tài khóa qua việc Thu ngân sách nhà nước

      Chính sách tài khóa thể hiện thông qua chính sách thu chi của Chính phủ hay còn gọi là chính sách ngân sách. Theo Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam ngày 20/3/1996, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thâm quyển quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

       Ngân sách nhà nước Việt Nam là một hệ thống được cấu thành bởi các bộ phận sau: Ngân sách Trung ương (ngân sách của Chính phủ, các bộ); Ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ngân sách các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và ngân sách các xã, phường, thị trấn.

         Thu ngân sách nhà nước

       Ở Việt Nam, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Trong các khoán thu ngân sách này, thuế được coi là nguồn thu chú yểu từ ngân sách nhà nước (chiếm khoảng 80% tổng thu ngân sách). Mọi nguồn thu từ thuế và lệ phí ớ Việt Nam đều do Quốc hội Việt Nam hoặc ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh. Tổng cục Thuế Việt Nam và Tống cục Hái quan là hai cơ quan thực hiện việc thu thuế thông qua các cơ quan thu của nó. Đối với phí và lệ phí, các cơ quan thu thuộc các bộ, ngành, chính quyền địa phương có liên quan được ủy quyền thu.

Thu ngân sách nhà nước

        Hệ thống thuế ở Việt Nam không chia thành các sắc thuế quốc gia và các sắc thuế địa phương như ở nhiều nước. Tuy nhiên, Luật Ngân sách Nhà nước sổ 01/2002/QH11 có quy định một số sắc thuế là nguồn thu mà chính quyền trung ương được hưởng 100%, một sổ sắc thuế và lệ phí mà chính quyền địa phương được hưởng 100%, và một số sắc thuế mà chính quyền các cấp chia nhau tùy theo tỉnh hình từng địa phương.

        Việc phân chia nguồn thu các sắc thuế mà chính quyền địa phương được hưởng giữa các chính quyền tỉnh, huyện, xã trong một tỉnh do chính quyền tỉnh quy định. Theo danh mục lệ phí và phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, Việt Nam hiện có khoáng 73 loại phí và 42 loại lệ phí.

         Hiện nay, trong tổng thu thuế của Việt Nam, nguồn thu chủ yếu vẫn là từ thuế gián thu, thuế trực thu còn hạn chế. Việt Nam cũng đang nghiên cứu để cố gắng nâng tỷ lệ thuế gián thu trong tổng thu thuế nhung còn nhiều bất cập như các quy định về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, giám thuế và căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân hiện vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tiền tệ, ngân sách nhà nước

Tình hình chi Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

      Ở Việt Nam, bình quân chi ngân sách nhà nước giai đoạn 1991-1995 là 24,5% GDP, giai đoạn 1996-2000 là 23,7% và giai đoạn 2001-2010 là 31,5%. về cơ cấu chi, tuy đã có sự giảm dần theo thời gian nhưng chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn: giai đoạn 1991-2000 bình quân đạt 63,5%, giai đoạn 2001-2010 là 52,9%.

       Nhà nước đã cắt giảm đáng kể nhũng khoản chi mang tính bao cấp và tiến hành xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp: văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao nhằm huy động nguồn lực trong dân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, phù họp với cơ chế thị trường; tiên hành cố phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và cắt giảm các khoản chi bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kế chi trợ cấp cho các doanh nghiệp, Chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn tập trung của nhà nước được dành chủ yểu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và những khu vực khó thu hồi được vốn. Đãy là xu hướng tích cực, phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.

chi Ngân sách Nhà nước

      Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học công nghệ tuy chiếm tý trọng nhỏ (chi giáo dục – đào tạo binh quân 10%, khoa học công nghệ 1,1%) nhưng đã có tốc độ chi tăng dần. Bước đầu đã tạo kinh phí cho đổi mới chương trình giáo dục phố thông, thực hiện phổ cập giáo dục tiếu học và trung học cơ sở, thực hiện chính sách ưu đãi đổi với cán bộ, giáo viên, học sinh ở các vùng khó khăn. Chi khoa học công nghệ cũng đã tạo thuận lợi về vốn cho nghiên cứu giống cây trông – vật nuôi, nghiên cứu công nghệ sán xuất, bảo quản, chế biến nông sản – thủy sản.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chinh sach tien te, ngan sach nha nuoc

Tác động của chính sách tài khóa đến quá trình phát triển kinh tế ViệtNam

       Quá trình cái cách và đổi mới ở Việt Nam gắn liền với những thành công và những khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên có thế nhận thấy, cũng như hầu hết các nước đang phát triển, ngân sách nhà nước của Việt Nam luôn trong tinh trạng bội chi.

      Sau khi thống nhất đất nước đến những năm 1980, tài chính của Việt Nam luôn trong tình trạng yếu kém, thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt ngân sách cao, chi tiêu của NSNN phải trông đợi một phần quan trọng từ nguồn viện trợ bên ngoài.

       Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tể, chuyển từ cơ chế kể hoạch hóa tập trung, bao cấp rộng khắp sang cơ chế thị trường. Với những thay đổi ban đầu chính sách tài chính đã có một số tác động tích cực đến tình hình kinh tế. Tuy nhiên, thu NSNN vẫn không đủ chi và thâm hụt ngân sách ngoài việc vay và xin viện trợ nước ngoài thì còn phải bù đắp bằng phát hành tiền của NHTW.

chính sách tài khóa

     Giai đoạn những năm 1980 chứng kiến sự bùng nổ trong chi tiêu NSNN nhưng nguồn thu lại không tăng tương ứng. Hệ quả là bội chi ngân sách rất cao so với tổng chi NSNN. Năm 1984 thâm hụt ở mức 18,3%, 1986là 30,8 %, 1988 là 40,3% và số bội chi NSNN vẫn còn khoảng 1/3 tống chi NSNN năm 1990. Trong thời gian 5 năm 1986 – 1990, 59,7% mức thâm hụt này được hệ thống Ngân hàng thanh toán bằng cách phát hành tiên, bằng các khoản vay nợ và viện trợ của nước ngoài và một số nhỏ do các khoản thu từ bán công trái trong nước.

     Từ năm 1991 đến 2005, để góp phần đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, nhà nước đã không phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách mà sử dụng các hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước và vay nợ nước ngoài. Thay vào đó là chính sách tài khóa thận trọng với các biện pháp thắt chặt chi tiêu, cân đối thu chi, giữ vững mức bội chi ngân sách luôn dưới 5%. Bội chi NSNN giai đoạn 2006-2010 đã tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ trên GDP so với giai đoạn trước. Xu hướng gia tăng bội chi NSNN đã xuất hiện trước khi có khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng chỉ làm cho bội chi NSNN thêm nặng nề hơn. Tuy nhiên, mức bội chi NSNN trong giai đoạn 2006-2010 cơ bán theo đúng dự toán, thậm chí có năm còn thấp hơn dự toán mặc dù thu chi NSNN đều vượt dự toán, chứng tỏ kỳ vọng nới lỏng chính sách tài khoá thông qua tăng bội chi NSNN còn cao hơn khi thực hiện



Chính sách cung ứng tiền tệ

     Việc xác định khối lượng tiền tệ cần đưa thêm vào lưu thông là một nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nước. Khối lượng tiền này phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lưu thông tiền, tỷ lệ lạm phát dự kiến. Mối quan hệ này được thể hiện:        

    Lượng cung ứng tiền cần thiết cho lưu thông bao gồm:

Tiền mặt lưu thông          Các khoản tiền gửi không kỳ

= ngoài ngân hàng       + hạn tại ngân hàng

Các khoản tiền gửi có kỳ hạn M2= M| + tại ngân hàng

(i)   Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gứi mà người gứi có thế rút ra và sử dụng bất cứ lúc nào.

(ii)  Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi có thỏa thuận thời gian rút tiền giữa khách hàng và tổ chức tín dụng. Những loại tiền gửi này cũng dễ dàng chuyển thành phương tiện lưu thông và thanh toán.

Chính sách cung ứng tiền tệ

    Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện quản lý sự gia tăng của tống phương tiện thanh toán thông qua sự gia tăng của khối lượng tín dụng. Vì vậy, sau khi xác định mức cung tiền tệ, lượng tiền phát hành được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện thông qua hạn mức tín dụng – đó là khối lượng tiền tệ NHNN khống chế để cung cấp cho nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. NHNN sẽ phân bổ theo kế hoạch hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại trên cơ sở an toàn và hiệu quả của nguồn vốn vay. Hạn mức tín dụng sẽ được điều chỉnh linh hoạt căn cứ vào tình trạng hoạt động của nền kinh tế và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp.


Đọc thêm tại:

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Xử lý bội chi ngân sách bằng cách phát hành tiền

       Xử lý bội chi ngân sách không phải là sự tính toán đơn thuần lấy tổng thu trừ đi tổng chi mà phải xác định hợp lý tổng thu và tổng chi trong từng năm tài khóa, đồng thời xác định đúng mức bội chi hợp lý và các biện pháp cần thiết để huy động bù đắp bội chi. về nguyên tắc, mức bội chi họp lý là: Không lạm dụng bội chi và phải thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế. Mỗi một tỉ đồng bội chi dự kiến đều phải tạo ra được một lực tác động tích cực làm tăng nhu cầu tiêu dùng để mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản xuất hoặc làm tăng đầu tư để nâng cao khả năng tiêu thụ nguyên, vật liệu, tiền công lao động cũng như các dịch vụ liên quan, qua đó tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

bội chi ngân sách

       Theo kinh nghiệm của các nước, tỉ lệ bội chi của ngân sách nếu duy trì ở mức tối đa là gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế là hợp lý. Tỉ lệ này cho phép Nhà nước có thêm tiền đầu tư vào các công trình lớn, trọng điểm của nền kinh tế.

       Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước có hạn chế lớn là chứa đựng nguy cơ lạm phát, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Tuy vậy, lạm phát không phái hoàn toàn là nhược điểm, nếu phát hành tiền ở mức vừa phải, trong những thời điểm thích hợp, tạo ra được những đợt lạm phát nhẹ thi vừa giảm được gánh nặng của Nhà nước về bội chi, vừa thúc đẩy được tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất. Trong những trường hợp này phát hành tiền để bù đắp bội chi còn có thể được coi là giải pháp tích cực.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: no cong viet nam, ngân sách nhà nước

Thực trạng việc áp dụng thuế xuất-nhập khẩu trên thế giới

     Thuế xuất – nhập khẩu: Đối tượng chịu thuế là mọi tổ chức, cá nhân thực hiện xuất – nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới. Thuế do Hải quan thu và nộp ngay tại cửa khẩu. Thuế xuất nhập khẩu đã giảm bớt trong những năm gần đãy nhất là ở những nước thu nhập trung bình, song cấu trúc thuế ở các nước đang phát triển còn phụ thuộc nhiều vào loại thuế này.

     Đặc biệt, hiện nay, nhiều nước thu nhập thấp như như Gambia, Uganda, Roanđa, Suđăng, Tôgô và Iêmen, ít nhất một nửa nguồn thu của chính phủ có được từ thuế nhập khẩu. Tuy vậy, đối với hầu hết các nước, thuế nhập khẩu cao hơn đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, ví dụ như làm tăng động lực buôn lậu và trốn thuế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với nhũng nước đã có mức thuế suất cao thì động lực buôn lậu sau đó sẽ tăng không theo mức thuế tăng. Như vậy tăng thuế 10% có thể dẫn tới tăng các hoạt động buôn lậu nhiều hơn 10%.

    Thuế xuất khẩu hiện nay không được sử dụng ở Mỹ và rất hiếm gặp ở các nước công nghiệp phát triển khác. Tuy nhiên loại thuế này vẫn tồn tại khá phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ớ vùng châu Phi nhiệt đới và Đông Nam Á. Thuế thường đánh vào xuất khấu nguyên liệu thô như gỗ, khoáng sản, dầu khí hay sán phẩm nông sán xuất khẩu. Theo thống kê, 20 nước đang phát triển có doanh thu thuế xuất khấu chiếm hơn 10% tổng thu nhập thuế trong thập niên 80, song chí có ở 7 nước, chủ yếu là các nước thu nhập thấp ở châu Phi là thuế xuất khẩu chiếm hơn 20% tổng thu nhập thuế.

thuế xuất-nhập khẩu

    Thuế xuất khẩu thường được áp dụng vì người ta tin rằng thuế này do người tiêu dùng nước ngoài chịu. Có nghĩa là người ta cho rằng chính thuế được xuất ra nước ngoài tới người tiêu dùng cùng với hàng hóa. Tuy nhiên hiếm khi có được các điều kiện cần để xuất khẩu thuế cùng với hàng xuất khẩu tới người tiêu dùng nước ngoài. Thuế xuất khẩu cũng được áp dụng đê thúc đẩy các mục tiêu ngoài thu nhập như tăng hoạt động chê biên nguyên liệu thô ở các nước đang phát triển xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Điêu này được thực hiện bằng cách áp đặt thuế xuất khẩu cao vào các loại hàng xuất khẩu chưa chế biến và giảm hoặc loại bỏ thuế đối với các mặt hàng đã chế biến từ nguyên liệu thô.

    Trên lý thuyết thì việc áp dụng thuế xuất khâu này sẽ làm tăng giá trị gia tăng tại chỗcủa các loại tài nguyên xuất khẩu và như vậy là tăng công ăn việc làm và thu nhập cho nền kinh tế địa phương. Không may là trong nhiều trường họp thì kết quả hóa ra là chính phủ bị mất mát thu nhập thuế xuất khẩu nhiều hơn là thu được từ giá trị gia tăng tại chỗ, nhất là khi nguyên liệu được chế biến được xuất khấu miễn thuế. Một nghiên cứu đã dẫn chứng một số ví dụ ở Đông Nam Á và châu Phi trong đó giá trị gia tăng đạt được từ quá trình chế biến tại chỗ được bảo hộ biến gỗ khúc thành gỗ dán đạt được ít hơn một nửa lượng thu nhập thuế xuất khẩu đáng ra đã có thể thu được nếu như gỗ thô được xuất khẩu dưới dạng khúc.