This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Xử lý bội chi Ngân sách bằng nguồn vốn vay

       Nguồn vồn vay trong nước bao gồm các khoản vay của ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại và các khoản vay ngoài ngân hàng, vấn đề được quan tâm là đánh giá ảnh hưởng của các nguồn vốn vay này đến chi tiêu cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp và chi cho tiêu dùng của các hộ gia đình. Bởi vi tổng lượng tiền của nhân dân và các tổ chức xã hội có thể cho Chính phủ vay bị giới hạn trong tổng lượng tiết kiệm của xã hội.

        Nếu Chính phủ vay nhiều thì phần tiết kiệm còn lại dành cho đầu tư sẽ giảm. Trước hết, xem xét vốn vay từ ngân sách Nhà nước, thông thường nguồn vốn cho vay này không hoàn toàn dẫn đến việc giảm tương ứng tín dụng cho khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Thứ hai, tác động của việc Chính phủ vay nợ các ngân hàng thương mại tùy thuộc vào mức độ các ngân hàng đó tăng thêm tín dụng cho Chính phủ ánh hưởng như thé nào đến tín dụng cho các khu vực khác. Nấu các ngân hàng thương mại không có dự trữ để tăng mức tín dụng thì Chính phủ vay thêm sẽ làm ảnh hưởng đến việc cho vay của các khu vực khác. Ngược lại, nếu các ngân hàng thương mại có dự trữ hoặc ngân hàng Nhà nước cho phép tăng thêm dự trữ qua các công cụ tiền tệ thì sẽ không ảnh hưởng tới việc cho vay các khu vực khác.

Xử lý bội chi Ngân sách

         Ở các nước đang phát triển, các khoản cho vay của hệ thống ngân hàng thường là ngân hàng đối với Chính phủ là nhân tố ảnh hưởng tới diễn biến của tình hình tiền tệ. Trong điều kiện đó, cần phải xem xét chặt chẽ diễn biến của tình hình tài chính. Thứ ba, tác động của việc vay ngoài hệ thống ngân hàng, đãy là khoản vay có ảnh hưởng rõ rệt đến nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Việc mua chứng khoán của Chính phủ tất yếu sẽ làm hạn chế các khoản chi tiêu cho đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, vay trong nước có thê tránh được các sức ép tác động từ bên ngoài.

         Nguồn vốn vay nước ngoài phụ thuộc vào đối tác cho vay và cách thức sứ dụng nguồn vốn vay. Nguồn này thường được thực hiện dưới hai hình thức: Vay qua các hiệp định song phương, kế cả vay viện trợ ODA và vay trên thị trường tài chính quốc tể. Vay nước ngoài thường chịu sự ràng buộc về các điều kiện sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Việc vay nợ nước ngoài không làm giảm thu nhập hay chỉ tiêu của khu vực doanh nghiệp và khu vực hộ gia đình trong nước. Nếu số vay nợ nước ngoài được chi tiêu ở ngoài nước như các khoản viện trợ của Chính phu cho phát triển thì sẽ không có tác động trực tiếp đến nhu cầu trong nước. Nếu vay nước ngoài dùng đế tài trợ cho chi tiêu trong nước thi sẽ có tác dụng mở rộng nhu cầu trong nước. Vay nước ngoài thường có cơ hội đổi mới công nghệ và phương thức quản lý.


Đọc thêm tại:

Chính sách tài khóa qua việc Thu ngân sách nhà nước

      Chính sách tài khóa thể hiện thông qua chính sách thu chi của Chính phủ hay còn gọi là chính sách ngân sách. Theo Luật Ngân sách nhà nước Việt Nam ngày 20/3/1996, Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thâm quyển quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

       Ngân sách nhà nước Việt Nam là một hệ thống được cấu thành bởi các bộ phận sau: Ngân sách Trung ương (ngân sách của Chính phủ, các bộ); Ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ngân sách các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và ngân sách các xã, phường, thị trấn.

         Thu ngân sách nhà nước

       Ở Việt Nam, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Trong các khoán thu ngân sách này, thuế được coi là nguồn thu chú yểu từ ngân sách nhà nước (chiếm khoảng 80% tổng thu ngân sách). Mọi nguồn thu từ thuế và lệ phí ớ Việt Nam đều do Quốc hội Việt Nam hoặc ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra bằng luật và pháp lệnh. Tổng cục Thuế Việt Nam và Tống cục Hái quan là hai cơ quan thực hiện việc thu thuế thông qua các cơ quan thu của nó. Đối với phí và lệ phí, các cơ quan thu thuộc các bộ, ngành, chính quyền địa phương có liên quan được ủy quyền thu.

Thu ngân sách nhà nước

        Hệ thống thuế ở Việt Nam không chia thành các sắc thuế quốc gia và các sắc thuế địa phương như ở nhiều nước. Tuy nhiên, Luật Ngân sách Nhà nước sổ 01/2002/QH11 có quy định một số sắc thuế là nguồn thu mà chính quyền trung ương được hưởng 100%, một sổ sắc thuế và lệ phí mà chính quyền địa phương được hưởng 100%, và một số sắc thuế mà chính quyền các cấp chia nhau tùy theo tỉnh hình từng địa phương.

        Việc phân chia nguồn thu các sắc thuế mà chính quyền địa phương được hưởng giữa các chính quyền tỉnh, huyện, xã trong một tỉnh do chính quyền tỉnh quy định. Theo danh mục lệ phí và phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10, Việt Nam hiện có khoáng 73 loại phí và 42 loại lệ phí.

         Hiện nay, trong tổng thu thuế của Việt Nam, nguồn thu chủ yếu vẫn là từ thuế gián thu, thuế trực thu còn hạn chế. Việt Nam cũng đang nghiên cứu để cố gắng nâng tỷ lệ thuế gián thu trong tổng thu thuế nhung còn nhiều bất cập như các quy định về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, giám thuế và căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân hiện vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tiền tệ, ngân sách nhà nước

Tình hình chi Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam

      Ở Việt Nam, bình quân chi ngân sách nhà nước giai đoạn 1991-1995 là 24,5% GDP, giai đoạn 1996-2000 là 23,7% và giai đoạn 2001-2010 là 31,5%. về cơ cấu chi, tuy đã có sự giảm dần theo thời gian nhưng chi thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng lớn: giai đoạn 1991-2000 bình quân đạt 63,5%, giai đoạn 2001-2010 là 52,9%.

       Nhà nước đã cắt giảm đáng kể nhũng khoản chi mang tính bao cấp và tiến hành xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp: văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao nhằm huy động nguồn lực trong dân, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, phù họp với cơ chế thị trường; tiên hành cố phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và cắt giảm các khoản chi bao cấp cho các doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kế chi trợ cấp cho các doanh nghiệp, Chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn tập trung của nhà nước được dành chủ yểu cho xây dựng cơ sở hạ tầng và những khu vực khó thu hồi được vốn. Đãy là xu hướng tích cực, phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay.

chi Ngân sách Nhà nước

      Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học công nghệ tuy chiếm tý trọng nhỏ (chi giáo dục – đào tạo binh quân 10%, khoa học công nghệ 1,1%) nhưng đã có tốc độ chi tăng dần. Bước đầu đã tạo kinh phí cho đổi mới chương trình giáo dục phố thông, thực hiện phổ cập giáo dục tiếu học và trung học cơ sở, thực hiện chính sách ưu đãi đổi với cán bộ, giáo viên, học sinh ở các vùng khó khăn. Chi khoa học công nghệ cũng đã tạo thuận lợi về vốn cho nghiên cứu giống cây trông – vật nuôi, nghiên cứu công nghệ sán xuất, bảo quản, chế biến nông sản – thủy sản.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chinh sach tien te, ngan sach nha nuoc

Tác động của chính sách tài khóa đến quá trình phát triển kinh tế ViệtNam

       Quá trình cái cách và đổi mới ở Việt Nam gắn liền với những thành công và những khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên có thế nhận thấy, cũng như hầu hết các nước đang phát triển, ngân sách nhà nước của Việt Nam luôn trong tinh trạng bội chi.

      Sau khi thống nhất đất nước đến những năm 1980, tài chính của Việt Nam luôn trong tình trạng yếu kém, thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt ngân sách cao, chi tiêu của NSNN phải trông đợi một phần quan trọng từ nguồn viện trợ bên ngoài.

       Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tể, chuyển từ cơ chế kể hoạch hóa tập trung, bao cấp rộng khắp sang cơ chế thị trường. Với những thay đổi ban đầu chính sách tài chính đã có một số tác động tích cực đến tình hình kinh tế. Tuy nhiên, thu NSNN vẫn không đủ chi và thâm hụt ngân sách ngoài việc vay và xin viện trợ nước ngoài thì còn phải bù đắp bằng phát hành tiền của NHTW.

chính sách tài khóa

     Giai đoạn những năm 1980 chứng kiến sự bùng nổ trong chi tiêu NSNN nhưng nguồn thu lại không tăng tương ứng. Hệ quả là bội chi ngân sách rất cao so với tổng chi NSNN. Năm 1984 thâm hụt ở mức 18,3%, 1986là 30,8 %, 1988 là 40,3% và số bội chi NSNN vẫn còn khoảng 1/3 tống chi NSNN năm 1990. Trong thời gian 5 năm 1986 – 1990, 59,7% mức thâm hụt này được hệ thống Ngân hàng thanh toán bằng cách phát hành tiên, bằng các khoản vay nợ và viện trợ của nước ngoài và một số nhỏ do các khoản thu từ bán công trái trong nước.

     Từ năm 1991 đến 2005, để góp phần đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, nhà nước đã không phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách mà sử dụng các hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc nhà nước và vay nợ nước ngoài. Thay vào đó là chính sách tài khóa thận trọng với các biện pháp thắt chặt chi tiêu, cân đối thu chi, giữ vững mức bội chi ngân sách luôn dưới 5%. Bội chi NSNN giai đoạn 2006-2010 đã tăng mạnh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ trên GDP so với giai đoạn trước. Xu hướng gia tăng bội chi NSNN đã xuất hiện trước khi có khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng chỉ làm cho bội chi NSNN thêm nặng nề hơn. Tuy nhiên, mức bội chi NSNN trong giai đoạn 2006-2010 cơ bán theo đúng dự toán, thậm chí có năm còn thấp hơn dự toán mặc dù thu chi NSNN đều vượt dự toán, chứng tỏ kỳ vọng nới lỏng chính sách tài khoá thông qua tăng bội chi NSNN còn cao hơn khi thực hiện



Chính sách cung ứng tiền tệ

     Việc xác định khối lượng tiền tệ cần đưa thêm vào lưu thông là một nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nước. Khối lượng tiền này phụ thuộc: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lưu thông tiền, tỷ lệ lạm phát dự kiến. Mối quan hệ này được thể hiện:        

    Lượng cung ứng tiền cần thiết cho lưu thông bao gồm:

Tiền mặt lưu thông          Các khoản tiền gửi không kỳ

= ngoài ngân hàng       + hạn tại ngân hàng

Các khoản tiền gửi có kỳ hạn M2= M| + tại ngân hàng

(i)   Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gứi mà người gứi có thế rút ra và sử dụng bất cứ lúc nào.

(ii)  Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi có thỏa thuận thời gian rút tiền giữa khách hàng và tổ chức tín dụng. Những loại tiền gửi này cũng dễ dàng chuyển thành phương tiện lưu thông và thanh toán.

Chính sách cung ứng tiền tệ

    Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện quản lý sự gia tăng của tống phương tiện thanh toán thông qua sự gia tăng của khối lượng tín dụng. Vì vậy, sau khi xác định mức cung tiền tệ, lượng tiền phát hành được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện thông qua hạn mức tín dụng – đó là khối lượng tiền tệ NHNN khống chế để cung cấp cho nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. NHNN sẽ phân bổ theo kế hoạch hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại trên cơ sở an toàn và hiệu quả của nguồn vốn vay. Hạn mức tín dụng sẽ được điều chỉnh linh hoạt căn cứ vào tình trạng hoạt động của nền kinh tế và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp.


Đọc thêm tại:

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Xử lý bội chi ngân sách bằng cách phát hành tiền

       Xử lý bội chi ngân sách không phải là sự tính toán đơn thuần lấy tổng thu trừ đi tổng chi mà phải xác định hợp lý tổng thu và tổng chi trong từng năm tài khóa, đồng thời xác định đúng mức bội chi hợp lý và các biện pháp cần thiết để huy động bù đắp bội chi. về nguyên tắc, mức bội chi họp lý là: Không lạm dụng bội chi và phải thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế. Mỗi một tỉ đồng bội chi dự kiến đều phải tạo ra được một lực tác động tích cực làm tăng nhu cầu tiêu dùng để mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản xuất hoặc làm tăng đầu tư để nâng cao khả năng tiêu thụ nguyên, vật liệu, tiền công lao động cũng như các dịch vụ liên quan, qua đó tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

bội chi ngân sách

       Theo kinh nghiệm của các nước, tỉ lệ bội chi của ngân sách nếu duy trì ở mức tối đa là gần bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế là hợp lý. Tỉ lệ này cho phép Nhà nước có thêm tiền đầu tư vào các công trình lớn, trọng điểm của nền kinh tế.

       Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước có hạn chế lớn là chứa đựng nguy cơ lạm phát, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Tuy vậy, lạm phát không phái hoàn toàn là nhược điểm, nếu phát hành tiền ở mức vừa phải, trong những thời điểm thích hợp, tạo ra được những đợt lạm phát nhẹ thi vừa giảm được gánh nặng của Nhà nước về bội chi, vừa thúc đẩy được tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất. Trong những trường hợp này phát hành tiền để bù đắp bội chi còn có thể được coi là giải pháp tích cực.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: no cong viet nam, ngân sách nhà nước

Thực trạng việc áp dụng thuế xuất-nhập khẩu trên thế giới

     Thuế xuất – nhập khẩu: Đối tượng chịu thuế là mọi tổ chức, cá nhân thực hiện xuất – nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới. Thuế do Hải quan thu và nộp ngay tại cửa khẩu. Thuế xuất nhập khẩu đã giảm bớt trong những năm gần đãy nhất là ở những nước thu nhập trung bình, song cấu trúc thuế ở các nước đang phát triển còn phụ thuộc nhiều vào loại thuế này.

     Đặc biệt, hiện nay, nhiều nước thu nhập thấp như như Gambia, Uganda, Roanđa, Suđăng, Tôgô và Iêmen, ít nhất một nửa nguồn thu của chính phủ có được từ thuế nhập khẩu. Tuy vậy, đối với hầu hết các nước, thuế nhập khẩu cao hơn đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, ví dụ như làm tăng động lực buôn lậu và trốn thuế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với nhũng nước đã có mức thuế suất cao thì động lực buôn lậu sau đó sẽ tăng không theo mức thuế tăng. Như vậy tăng thuế 10% có thể dẫn tới tăng các hoạt động buôn lậu nhiều hơn 10%.

    Thuế xuất khẩu hiện nay không được sử dụng ở Mỹ và rất hiếm gặp ở các nước công nghiệp phát triển khác. Tuy nhiên loại thuế này vẫn tồn tại khá phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ớ vùng châu Phi nhiệt đới và Đông Nam Á. Thuế thường đánh vào xuất khấu nguyên liệu thô như gỗ, khoáng sản, dầu khí hay sán phẩm nông sán xuất khẩu. Theo thống kê, 20 nước đang phát triển có doanh thu thuế xuất khấu chiếm hơn 10% tổng thu nhập thuế trong thập niên 80, song chí có ở 7 nước, chủ yếu là các nước thu nhập thấp ở châu Phi là thuế xuất khẩu chiếm hơn 20% tổng thu nhập thuế.

thuế xuất-nhập khẩu

    Thuế xuất khẩu thường được áp dụng vì người ta tin rằng thuế này do người tiêu dùng nước ngoài chịu. Có nghĩa là người ta cho rằng chính thuế được xuất ra nước ngoài tới người tiêu dùng cùng với hàng hóa. Tuy nhiên hiếm khi có được các điều kiện cần để xuất khẩu thuế cùng với hàng xuất khẩu tới người tiêu dùng nước ngoài. Thuế xuất khẩu cũng được áp dụng đê thúc đẩy các mục tiêu ngoài thu nhập như tăng hoạt động chê biên nguyên liệu thô ở các nước đang phát triển xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Điêu này được thực hiện bằng cách áp đặt thuế xuất khẩu cao vào các loại hàng xuất khẩu chưa chế biến và giảm hoặc loại bỏ thuế đối với các mặt hàng đã chế biến từ nguyên liệu thô.

    Trên lý thuyết thì việc áp dụng thuế xuất khâu này sẽ làm tăng giá trị gia tăng tại chỗcủa các loại tài nguyên xuất khẩu và như vậy là tăng công ăn việc làm và thu nhập cho nền kinh tế địa phương. Không may là trong nhiều trường họp thì kết quả hóa ra là chính phủ bị mất mát thu nhập thuế xuất khẩu nhiều hơn là thu được từ giá trị gia tăng tại chỗ, nhất là khi nguyên liệu được chế biến được xuất khấu miễn thuế. Một nghiên cứu đã dẫn chứng một số ví dụ ở Đông Nam Á và châu Phi trong đó giá trị gia tăng đạt được từ quá trình chế biến tại chỗ được bảo hộ biến gỗ khúc thành gỗ dán đạt được ít hơn một nửa lượng thu nhập thuế xuất khẩu đáng ra đã có thể thu được nếu như gỗ thô được xuất khẩu dưới dạng khúc.



Nhà nước can thiệp nhằm thực hiện những hoạt động mà thị trường không can thiệp

      Những thất bại thị trường đặt vấn đề cần phải có sự can thiệp của nhà nước nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy vậy, ngay cả khi nền kinh tế vận hành có hiệu quả, thì vẫn còn hai lý do nữa đề nhà nước cần phải can thiệp, đó là phân phối lại thu nhập nhằm thực hiện công bằng xã hội và hàng hóa khuyến dụng.

Vấn đề phân phối lại thu nhập và tạo cơ hội kinh tế cho mọi người

      Sự không hoàn hảo của thị trường thường dẫn đến kết cục là sự thiếu công bằng. Chính phủ phải có trách nhiệm thực hiện việc phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp cho các đối tượng dễ tổn thương như người già, người nghèo, trẻ em, người tàn tật. Thông thường, Nhà nước có thể tiến hành các chương trình trợ cấp trực tiếp cho từng cá nhân để giúp họ thoát khỏi cánh nghèo đói. Nhiều khi các chương trình phân phối lại còn được thực hiện dưới dạng cung cấp các phương tiện, dịch vụ cho cả cộng đồng như chương trình xây dựng điện, đường, trường, trạm ở nông thôn; chương trình nước sạch nông thôn; chương trình xóa đói giảm nghèo v.v…

         Mặt khác, việc sử dụng quyền lực của nhà nước để tạo ra sự bỉnh đẳng về cơ hội cho mọi công dân, không phân biệt tình trạng cá nhân, có thể làm lợi cho xã hội nói chung vì nó sẽ giúp các cá nhân có nhiều cơ hội hơn để đặt năng lực của mình vào công việc phù hợp nhất, có năng suất cao nhất.

hàng hóa khuyến dụng

Vấn đề hàng hóa khuyến dụng

      Những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, khiến nhà nước phải bắt buộc họ sử dụng gọi là hàng hóa khuyến dụng Nhiều nhà kinh tế học cho rằng, cá nhân nói chung nhiều khi không nhận thức hết được lợi ích hoặc tác hại của việc tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó, ngay cả khi họ có đầy đủ thông tin. Chẳng hạn ai cũng biết hút thuốc là có hại cho sức khoẻ, nhưng rất nhiều người vẫn tiếp tục hút. Nhiều gia đình tham gia tiêm chủng sẽ giúp trẻ em phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm nhưng họ vẫn không hưởng dẫn con em mình thực hiện công việc này mặc dù là miễn phí hay phải trả tiền.

      Như vậy, sự can thiệp của nhà nước trong trường hợp hàng hóa khuyến dụng bắt nguồn từ một chức năng gọi là chức năng “phụ quyền” của Chính phủ. Vai trò của Chính phủ ở đây giống như vai trò của người cha trong gia đình. Khi người cha thấy con cái mình chỉ hành động vì lợi ích trưởc mắt, mà không nghĩ đến tương lai lâu dài, thì người cha phải can thiệp để điều chỉnh hành vi của con cái. Sự can thiệp này có thể chỉ ở mức độ giáo dục, giải thích thuyết phục, nhưng nếu cần thì có thể biến thành mệnh lệnh bắt buộc.'



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tài khóa, chi ngan sach nha nuoc

Một số hình thức thuế áp dụng tại các nước đang phát triển


  • Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Đối tượng chịu thuế là mọi tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, trồng rùng, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. Thuế này không áp dụng với hoạt động sản xuất nông nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài. Thuế được tính theo các hạng đất khác nhau căn cứ vào vị trí, chất đất, điều kiện địa hình, khí hậu, tưới tiêu.

  • Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Mọi đối tượng chuyển quyền sử dụng đất đều phải nộp thuế, thuế dựa vào giá trị đất chuyển nhượng (không bao gồm giá trị nhà trên đó).

  • Thuế nhà, đất: Đổi tượng là mọi tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng nhà ở, đất ở, đất xây dựng công trình. Hiện nay tạm thời chưa thu thuế đối với nhà ở. Thuế đất được thu hàng năm.

  • Thuế tài nguyên: Đối tượng là mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thuế được tính theo giá bán tài nguyên khai thác, do các đơn vị khai thác tài nguyên nộp hàng tháng.

  • Thuế môn bài: là một loại thuế được thu hàng năm dựa trên quy mô vốn kinh doanh, đổi tượng nộp thuế là các cơ sở kinh doanh trên lãnh thổ của một quốc gia.
Thuế môn bài

      Việc đánh thuế cần phải dựa vào hai nguyên tắc, đó là đảm bảo tính công bằng và hiệu quả. Công bằng được thể hiện ở công bằng ngang và dọc. Công bằng ngang là mức chịu thuế bằng nhau với những người trong tình trạng như nhau. Công bằng dọc là những người ở tình trạng khác nhau phải chịu mức thuế khác nhau. Điều này làm cho những người nộp thuế cảm thấy hợp lý khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.

     Tính hiệu quả lại đưa ra những yêu cầu khác, trước hết đó là đánh thuế sao cho gây ra sự mất không nhỏ nhất cho xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi phải có mức thuế suất khác nhau đối với các loại hàng hóa khác nhau, mức thuế suất cao hơn đối với các loại hàng hóa có mức cung và cầu ít co giãn và thấp hơn đối với các hàng hóa có cung và cầu co giãn lớn.

     Một yêu cầu khác của nguyên tắc hiệu quả là cần đơn giản hóa hệ thống thuế theo hướng thu hẹp các mức thuế suất, điều này làm cho việc quản lý thuế được dễ dàng hơn và không bị thiệt hại nhiều do trốn thuế. Nhưng do Chính phủ của các nước thường phải phân biệt chính sách thuế đối với các lĩnh vực hay các tầng lớp xã hội nhất định để đạt được mục tiêu khác của chính sách thuế nên lại có xu hướng chia thành nhiều mức thuế suất, do đó cần phải cân nhắc, so sánh hiệu quả kinh tế và xã hội của hệ thống thuế.



Thuế thu nhập của doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân


  • Thuế thu nhập của doanh nghiệp: Đây là hình thức thuế trực thu Đối tượng chịu thuế là các cơ sở kinh doanh có lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các khoản lợi nhuận khác. Thuế này không áp dụng với hộ sán xuất nông nghiệp và các công ty hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài. Theo số liệu thống kê, hiện tại chỉ có tại 16 trong 82 nước đang phát triển có thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm hơn 20% trong tổng thuế trong thập niên 80.
       Năm 1996, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp tổng cộng chiếm hơn 30% tổng thu nhập thuế tại 1/3 trong 60 nước đang phát triển được lấy làm mẫu điều tra. Ở hầu hết các nước này, việc thu thuế doanh nghiệp thường bắt đầu từ các công ty xuất khẩu tài nguyên của nước ngoài. Ngoại trừ một số nước thu nhập trung bình như Áchentina, Hàn Quốc, Đài Loan và Mêhicô, hình thức doanh nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong khu vực tư nhân. Chắc chắn là hầu hết các công ty nhà nước hoặc các doanh nghiệp cố phần, phần thu nhập chịu thuế cũng không cao, nên khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp nhìn chung cũng không mang tính khả quan.

Thuế thu nhập của doanh nghiệp

  • Thuế thu nhập cá nhân: là thuế trực thu được tính theo tỷ lệ phần trăm (theo kiêu lũy tiến) so với khoản thu nhập cá nhân phái chịu thuế. Loại thuê này tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách đối với các nước phát triển, hơn một nửa dân số trưởng thành ở Mỹ đóng thuế thu nhập thời kì những năm 90. Thuế thu nhập cá nhân chiếm hơn một nửa tổng thu thuế liên bang ở Mỹ (không tính phí An sinh xã hội và Chăm sóc sức khỏe). Tuy nhiên ở các nước thu nhập thấp, hay ngay cả ở những nước thu nhập trung bình thì cũng chỉ một phần rất nhỏ dân cư phải đóng thuế thu nhập cá nhân: thập niên 70 chỉ có 2% ở Gana, Pêru và hầu hết các nước đang phát triển khác phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Như vậy, ít nước đang phát triển có thể dựa vào nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân.
        Hơn thế nữa, ở các nước đang phát triển số thuế thu nhập cá nhân mà chính phủ nhận được cũng chỉ thuộc một số rất ít người dân phải nộp. Chẳng hạn ở Côlômbia, thuế thu nhập cá nhân cũng phát triển như ớ bất cứ nước đang phát triển nào. Tuy nhiên, mặc dù thuế này thường chiếm từ 15 đến 18% trong thu nhập của chính phủ trung ương song một phần lớn lại do một lượng nhỏ người dân đóng. Đầu thập niên 70, 4% hộ gia đình hàng đầu đóng 2/3 tổng thuế thu nhập cá nhân. Nhìn chung, thuế thu nhập cá nhân chủ yếu do một số cư dân ở thành thị đóng. Do việc quán lý thu nhập và kiếm tra kiểm soát thu thuế còn nhiều yếu kém, nên những người trong diện phải nộp thuế đã phát triển một loạt thiết bị trốn thuế và lậu thuế, do đó việc tăng tỉ suất thuế chẳng có mấy cơ hội để tăng thu nhập thêm từ thuế.


Đọc thêm tại:

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhà nước thường sử dụng hàng loạt công cụ. Trước hết, với công cụ thuế, không chỉ tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn kiểm soát và hướng dẫn hoạt động kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng lãnh thổ.

Thông qua việc xác định đối tượng chịu thuế, cơ cấu các loại thuế, biểu suất thuế, chính sách miễn giảm thuế để Nhà nước khuyến khích những ngành hàng, sản phẩm cần khuyến  khích và hạn chế những ngành hàng, sản phẩm không khuyến khích. Để thực hiện định hướng xuất – nhập khấu, Nhà nước xây dựng hàng rào thuế bảo hộ đối với những sản phẩmkhuyến khích sản xuất trong nước và ngược lại, thực thi chính sách miễn giảm thuế đối với những sản phẩm khuyến khích xuất khấu. Đối với các nước đang phát triển, khi sứ dụng công cụ thuế cần lưu ý đến mặt hạn chế của nó.

Đó là mâu thuẫn nảy sinh trong việc quy định mức thuế thấp, Chính phú thường bị hạn chế trong việc thỏa mãn các nhu cầu cơ bán như chăm sóc sức khóe cho nhân dân, thực hiện phô cập giáo dục cũng như đầu tư của Nhà nước. Nhưng mức thuế cao cũng sẽ hạn chế chi tiêu của hộ gia đình và đầu tư của tư nhân, do đó lại hạn chế tăng trướng.

Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế

Vai trò kích thích tăng trưởng kinh tế của ngân sách nhà nước không chì được thực hiện qua công cụ thuế mà còn được thực hiện qua chi tiêu của ngân sách. Chi của ngân sách cho đầu tư phát triển nhằm xây dựng và mớ rộng các cơ sở hạ tầng,, hệ thống điện nước, thủy lợi, năng lượng, giao thông vận tải, bưu điện… và một số công trình kinh tế mũi nhọn sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự ra đời của các cơ sở kinh tế khác của tư nhân hoặc đầu tư nước ngoài.

Công cụ lãi suất và tỷ giá cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Lãi suất tiền gửi của các tố chức tín dụng có tác động đến việc thu hút các khoản tiền tiết kiệm còn tạm thời nhàn rỗi, tạo nguồn vốn cho đầu tư. Do đó, đế tăng vốn đầu tư phát triển sản xuất cần xác định lãi suất thích hợp, đảm bảo lãi suất thực tế dương cho người gửi và đảm bảo lợi nhuận so với chi phí cơ hội cho các nhà đầu tư.

Việc xác định tỷ giá lại có tác động đến hoạt động xuất- nhập khấu. Khi giám giá đồng tiền trong nước sẽ làm cho hàng hóa xuất khẩu sang nước khác rẻ hơn và hàng hóa nhập khẩu vào sẽ đắt hơn, do đó tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hóa. Ngược lại, khi tăng giá đồng tiền trong nước thì hàng hóa xuất khẩu sang nước khác đắt hơn, hàng hóa nhập khẩu vào trong nước rẻ hơn sẽ tạo thuận lợi cho nhập khẩu và kích thích tiêu dùng trong nước.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: no cong viet nam, ngân sách nhà nước

Nội dung chính sách tài chính quốc gia

Chính sách tài chính quốc gia là bộ phận của chính sách kinh tế, nó sử dụng tổng thể các công cụ của hệ thống tài chính nhằm khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của đất nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. Để đạt được hiệu quả cao trong định hướng hoạt động tài chính, chính sách tài chính quốc gia lại bao gồm các chính sách tài chính bộ phận. Do đó, nội dung chính sách tài chính quốc gia bao gồm các chính sách cơ bản sau:

Chính sách huy động và sử dụng vốn: Để đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển, Chính phủ cần đưa ra các định hướng huy động vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và định hướng sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả.

Chính sách tài chính doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp, chính sách tài chính của Nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ, tăng quy mô vốn đầu tư, nhanh chóng đổi mới công nghệ, nhằm từng bước nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tá. Đồng thời tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.

chính sách tài chính quốc gia

Chính sách tài khóa: Trong hệ thống tài chính quốc gia, ngân sách nhà nước có vị trí quan trọng đặc biệt. Hoạt động quản lý kinh tế – xã hội của Nhà nước phụ thuộc vào khá năng và hiệu quả hoạt động của ngân sách Do đó, chính sách tài khóanhằm hướng vào việc huy động vốn cho ngàn sách nhà nước một cách vừng chẳc, ổn định nhàm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.

Chính sách tiền tệ: là bộ phận rất quan trọng của chính sách tài chính quốc gia. Trong chính sách này, Nhà nước cần hướng vào sử dụng các công cụ trực tiếp và gián tiếp tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động vào hoạt động kinh tế.

Chính sách tài chính đối ngoại: thông qua chính sách này, Nhà nước định hướng việc mở rộng các quan hệ tài chính với nước ngoài, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này để phát triển kinh tế và cải thiện các điêu kiện xã hội.

Trong những chính sách trên đãy, chính sách tài khóavà chính sách tiền tệlà những chính sách bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống chính sách tài chính quốc gia. Những chính sách này được coi là chính sách điêu tiết vĩ mô của Chính phủ. Thông qua các chính sách này, Chính phủ tác động đến thị trường tiền tệ và qua đó tác động đến hoạt động kinh tế của đất nước.





Lợi ích của chính sách tài chính

Ổn định kinh tế vĩ mô

Chính phủ các nước thực hiện ổn định kinh tế bằng cách sử dụng đồng bộ các công cụ tài chính, tiền tệ và giá cả để chống lạm phát, thất nghiệp và ổn định giá cả. Các nhà kinh tế đã nêu ra hai yếu tố chủ yếu được coi là nguyên nhân của lạm phát: đó là cầu tăng do chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng làm cho giá hàng hóa tăng và thứ hai là chi phí tăng đẩy giá nguyên vật liệu và hàng hóa tăng.

Ngoài những nhân tố truyền thống của lạm phát do cầu kéo và chi phí đẩy, nhũng nhân tố tâm lý cũng tham gia tác động. Ví như công nhân dự định giá cả sẽ tiếp tục tăng và thu nhập thực tế của họ còn bị giảm hơn nữa khiến họ đấu tranh đòi tăng lương. Mức lương ngày càng tăng đã gây áp lực đổi với chi phí sán xuất, dẫn đến giá tiêu dùng cao hơn và đẩy lạm phát tiếp tục tăng.

Đứng trước tình trạng giá cả ngày càng tăng và mức thất nghiệp cao hơn, phần lớn các nước thực thi một kết hợp các chính sách kinh tế, những chính sách này bao gồm:
Lợi ích của chính sách tài chính

  •  Giảm bớt lượng cung tiền và tăng lãi suất.

  •  Giảm chi tiêu của Chính phủ.

  •  Tăng thuế, đặc biệt là thuế thu nhập đối với những nhóm có mức thu nhập trung bình và cao.

  •  Đưa ra các chính sách chi đạo về lương và giá nhằm cố gắng giảm bớt mức tăng của chi phí và giá cả.

  •  Điều chinh tỷ giá hối đoái theo hướng cố gắng giảm bớt chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và giảm giá hàng tiêu dùng trong nước.

Trong trường hợp ngược lại, khi nền kinh tế trong tình trạng giảm phát, chính sách tài chính được sử dụng theo hướng kích cầu.

Thực hiện công bằng xã hội

Nhà nước góp phần thực hiện công bằng xã hội bằng các biện pháp giảm bớt sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng kinh tế. Thông qua trợ cấp và chi tiêu của ngân sách cho những người nghèo, trẻ mồ coi, người già không nơi nương tựa, ngoài ra còn chi ngân sách cho các nhu cầu về nâng cao đời sống văn hóa, giáo dục phố cập, kể hoạch hóa dân số và gia đinh… Những chi tiêu này mọi người đều được hưởng, đặc biệt là những người có thu nhập thấp và các vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh giải pháp chi ngân sách, chính sách thuế với mức động viên hợp lý giữa các ngành nghề, giữa các thành phần kinh tế, giữa các tổ chức, đồng thời thông qua thuế suất, biểu thuế, chính sách miễn giảm thuế làm cho chính sách thuế trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước để điều tiết và phân phối lại một cách thỏa đáng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Việc thực hiện chính sách lãi suất cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo, khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đã tạo cơ hội cho người dân ở các vùng này phát triển kinh tế, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống dân cư giữa các vùng.


Đọc thêm tại:

Chính sách thuế của nhà nước

    Nguồn thu của ngân sách nhà nước bao gồm các khoản: thuế, phí – lệ phí, thu từ dầu thô, thu từ bán – cho thuê đất đai, tài sản và các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, thu từ tiền lãi của. các tài sán có sinh lời của Nhà nước mang lại, các khoản vay, viện trợ của nước ngoài (mang tính chất không hoàn lại), các khoản đóng góp của các tố chức và cá nhân.

     Trong các nguồn thu trên thì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách. Hệ thống thuế thường được chia làm hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu.

     Thuế trực thu là loại thuế mà người nộp thuế đồng thời cũng là người chịu thuế. Ưu điểm của thuế trực thu là động viên trực tiếp vào ngân sách từ thu nhập của các tô chức và cá nhân cho nên đảm bảo được tính công bằng xã hội: người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, người vó thu nhập thấp thìnộp ít hơn, người không có thu nhập thì không phải nộp thuế.

    Thuế trực thu còn cho phép tính đến những yếu tố có tính chất độc lập với thu nhập của người nộp thuế như hoàn cảnh bản thân, hoàn cảnh gia đình. Tuy vậy, sử dụng thuế trực thu cùng có những mặt hạn chế, đó là: việc tính toán phức tạp, phải xác định rõ được thu nhập mới tính được thuế, có khi phái chờ đến quyết toán. Một trở ngại khác là việc đánh thuế trực diện vào thu nhập về mặt tâm lý dề bị phán ứng. Mặt khác, diện quản lý thuế trực thu là rất rộng (tất cả các tổ chức và cá nhân có thu nhập).

Chính sách thuế của nhà nước

     Bản chất kinh tế của thuế gián thu là người nộp thuế (tức là người bán hàng hóa, dịch vụ) có thể chuyển một phần số thuế phải nộp sang cho người mua hàng hóa, dịch vụ, bằng cách cộng một phần thuế đó vào giá bán hàng. Ưu điểm của thuế gián thu là nghiệp vụ tính thuế và thu thuế đơn giản, thu kịp thời hơn thuế trực thu, do đó nó mang lại nguồn thu tương đôi ổn định cho ngân sách.

    Đối tượng quản lý thuế gián thu cũng hẹp hơn so với thuế trực thu, chỉ cần quản lý các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Mặt hạn chế của thuế gián thu là khi mua cùng một loại hàng hóa thì người giàu và người nghèo đều phải chịu thuế như nhau, điều đó cũng có nghĩa là xét về tỷ lệ động viên thuế gián thu so với thu nhập thì người giàu chịu thuế thấp hơn so với người nghèo. Ở các nước đang phát triển, khi thu nhập của người dân còn thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tiền tệ, ngân sách nhà nước

Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt

     (1) Thuế giá trị gia tăng (VAT): Đây là hình thức thuế được bắt đầu áp dụng ở trên 40 nước đang phát triển từ năm 1994, Braxin đã áp dụng loại thuế này từ năm 1967 thay cho thuế doanh thu áp dụng trước đây. Đối tượng nộp thuế là mọi cơ sở kinh doanh có thu phát sinh ở Việt Nam. Thuế thu trên phần doanh số tăng thêm và không áp dụng với các đối tượng thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất – nhập khẩu. Thuế giá trị gia tăng thường được coi là phương pháp đánh thuế tiêu dùng hiệu quả nhất từ trước đến giờ. Hầu hết các nước đang phát triển và các nước công nghiệp áp dụng VAT đều đã lựa chọn mở rộng loại thuế này đến giai đoạn bán lẻ.

    Vai trò của thuế VAT trong việc tạo ra những khoản thu nhập thuế lớn một cách nhanh chóng và tương đổi nhẹ nhàng khiến cho nó được coi làm một cỗ máy kiếm tiền. Mặc dù danh tiếng này chủ yếu có được từ kinh nghiệm của các nước châu Âu song ghi chép ở các nước đang phát triển thực sự cho thấy những lợi thế về thu nhập thuế được công nhận của thuế VAT. Ở Inđônêsia, thuế giá trị gia tăng đóng góp 4% vào GDP năm 1987 gần gấp 3 lần khoán đóng góp của các loại thuế mà nó thay thế năm 1983. Và đối với 14 trong 27 nước thu nhập thấp và thu nhập trung bỉnh, phần đóng góp của thuế VAT trong GDP cao hơn 3% trong gần một nửa số nước này và thuế VAT thường chiếm ít nhất 20% trong tổng thu nhập thuế.

Thuế giá trị gia tăng

     (2)Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đối tượng chịu thuế là các cơ sở sản xuất, nhập khẩu các loại sàn phẩm: rượu, bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu các loại, bài lá, hàng mã, kinh doanh vũ trường, mát xa. Thuế tiêu thụ đặc biệt là một nguồn để tăng thu nhập lý tưởng. Các loại thuế này thường được đánh vào những mặt hàng xa xỉ, nên có nhu cầu tương đối ổn định. Khi sự co giãn của cầu theo giá đối với nhũng sản phẩm như vậy quá thấp (như là sản phẩm thuốc lá) hoặc tương đối thấp (đồ uống có cồn) thì tăng tỉ suất thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ ít làm giảm tiêu thụ hàng được đóng thuế. Nếu độ co giãn theo giá là -0.2, thường không phải là hiếm thấy đối với thuốc lá, thì thuế tiêu thụ 10% thêm đánh vào mặt hàng này sẽ làm tăng 8% trong thu nhập thuế.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chinh sach tien te, ngan sach nha nuoc

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Thực trạng nợ nước ngoài ở Việt Nam

Thực trạng nợ nước ngoài ở Việt Nam

  1. Thiếu vốn luôn là vấn đề nan giải đối với các nước đang phát triển, nhưng các nước này lại có tiềm năng để thu được tỷ suất lợi tức đầu tư cao hơn và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn các nước phát triển, đãy chính là cơ sở để có thế vay vốn từ các nước giàu. Trong bối cảnh đó, vay nợ nước ngoài góp phần bố sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần chuyến giao công nghệ và năng lực quản lý, ổn định thu nhập trong nước và bù đắp cán cân thanh toán, từ đó góp phần làm tăng trưởng và phát triển kinh tế

  2. Nợ quốc gia là toàn bộ các khoản vay nợ nước ngoài cho các hoạt động kinh tê xã hội của chính phủ, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệptư nhân. Nợ quốc gia có xuất xứ từ các nguồn vay như ODA, vay thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay thương mại, vay của các doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ và vay thông qua trái phiếu.


  3. Nợ nước ngoài được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Theo thời hạn vay, nợ nước ngoài được phân thành nợ nước ngoài ngắn hạn và nợ nước ngoài dài hạn, theo chú thế đi vay thì nợ nước ngoài được phân thành nợ công, nợ tư nhân được Chính Phù bảo lãnh và nợ tư nhân, theo loại hình vay, nợ nước ngoài được phân loại thành vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay thương mại, theo chú thể cho vay nợ nước ngoài được phân loại thành nợ đa phương và nợ song phương.

  4. Lý thuyết chu kỳ nợ cho ràng các nước đang phát triển từ khi bước vào vay nợ cho đến khi bước vào giai đoạn cho vay sẽ trải qua 5 giai đoạn từ con nợ trẻ, con nợ chín muồi, con nợ giảm dần, nhà cho vay trẻ và cuối cùng là nhà cho vay chín muồi nhỏ, sau đó tăng dần và đến giai đoạn đỉnh cao sẽ trờ thành con nợ chín muồi. Tuy vậy, không phải tất cả các quốc gia đều có thể thực hiện đúng quỹ đạo của lý thuyết chu kỳ nợ nói trên mà lại rơi vào tình trạng vỡ nợ. Vay nợ một cách không khôn ngoan và sử dụng đồng vốn kém hiệu quả sẽ làm mất khả năng thanh toán quốc tế và dự trữ quốc gia làm sụp đổ nền kinh tế.

  5. Tính đến cuối năm 2010 nợ nước ngoài của Việt Nam là 32,5 tỷ USD, chiếm 42,2% GDP, trong đó khoản nợ của Chính phủ là 27,86 tỷ USD chiếm 85,7% tổng dư nợ. về cơ cấu nợ, 46,66% trong số 32,5 tỷ USD này là nợ song phương, 44,59% là nợ đa phương, còn lại là nợ do phát hành trái phiếu, nợ các ngân hàng thương mại và các chủ nợ tư nhân khác. Mức dư nợ này được dự kiến trả từ năm nay đến hết năm 2026, với mức trả hàng năm cao nhất lên tới gần 2,4 tỷ USD (cả gốc lẫn lãi, phí) và năm thấp nhất gần 1 tỷ USD. Nhìn chung, xem xét chỉ tiêu nợ nước ngoài của Việt Nam cho thấy các chỉ tiêu này vẫn đang nam trong giới hạn an toàn và ngân sách nhà nước vẫn được duy trì bền vững.

Các công cụ quản lý nợ ở Việt Nam hiện nay

Để quản lý nợ công có hiệu quá, tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ như một số nước khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định về nghiệp vụ quản lý nợ công. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30/8/2010, việc quản lý toàn diện nợ công sẽ thông qua 4 công cụ, đặc biệt tình hình nợ công sẽ được công khai 6 tháng một lần.

Bốn công cụ được dùng để quản lý nợ công gồm: Chiến lược dài hạn về nợ công; Chương trinh quản lý nợ trung hạn; Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ; Các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công.

Thứ nhất, chiến lược dài hạn về nợ công gồm các nội dung như đánh giá thực trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện Chiến lược trước đó; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công,…

Căn cứ để xây dựng chiến lược dài hạn về nợ công là kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và 10 năm, các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực vùng lãnh thổ cũng như các nghị quyết, quyết định về chủ trương huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ,…

quản lý nợ ở Việt Nam

Thứ hai, chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý nợ trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ đã được Quốc hội xác định trong mục tiêu, định hướng huy đông, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.

Thứ ba, kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ có nội

dung gồm: Ke hoạch vay trong nước (gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển)- Kế hoạch vay nước ngoài, được thực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài- Ke hoạch trả nợ, được chi tiết theo chú nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi, trả nợ trong nước và trá nợ nước ngoài.

Thứ tư là các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công. Các chí tiêu giám sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: nợ công so với tống sản phẩm quốc dân (GDP), nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, nghĩa vụ trá nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuât nhập khâu, nợ chính phủ so với GDP…

Ngoài ra, Nghị định cũng cho phép thành lập Quỹ tích lũy trả nợ.Quỹ này được hình thành nhằm đảm báo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ các khoản vay nước ngoài cứa Chính phú về cho vay lại hoặc nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách nhà nước phát sinh từ các khoản bảo lãnh của Chính phủ. Quỹ này sẽ được giao cho Bộ Tài chính quán lý với nguyên tắc bảo toàn và phát triển nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính phải công khai các khoán nợ, cung cấp thông tin về tình hình vay, trả nợ trong nước và nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh; vay, trả nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương theo quy định thông qua hình thức phát hành Bán tin về nợ công với tần suất 6 tháng một lần dưới dạng ấn phẩm và dữ liệu trên Trang điện tử của Bộ Tài chính.

Đọc thêm tại: http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/07/chinh-sach-quan-ly-su-dung-von-vay-nuoc.html



Chính sách quản lý sử dụng vốn vay nước ngoài

Đảm bảo quản lý, phân bổ sử dụng vốn có hiệu quả, giảm thiếu rủi ro, áp lực đối với các nguồn lực quốc gia, đảm bảo an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia, Việt Nam đã sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả:

Luật quản lý nợ công.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009. Trong luật nêu rõ các quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.

Chính sách quản lý sử dụng nguồn vốn ODA.

Bên cạnh công tác theo dõi, đánh giá các chương trình, dự án ODA theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP thì còn một số những văn bản khác cũng được ban hành nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn vốn này. Cụ thế: về yêu cầu tăng cường giám sát chi tiêu công, đặc biệt các hoạt động đầu tư doanh nghiệp nhà nước, tháng 3 năm 2011, Quốc hội đã ban hành Luật Kiểm toán độc lập. Việc thực hiện Luật này sẽ góp phần làm tăng tính minh bạch và hiệu quả của các dự án ODA.

sử dụng vốn vay nước ngoài

Ngoài ra, nhằm tạo hành lang pháp lý cho hợp tác công – tư (PPP), Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 71/2010/QĐ-TTg về thực hiện thí điểm đầu tư theo hình thức này. Đãy cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để có thể sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ODA và hiện đã có hàng chục dự án được các Bộ, địa phương đề xuất triển khai đầu tư theo mô hình này.

Quyết định 29/201 l/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 1/6/2011 đã tiếp tục cụ thê hóa khung chính sách của Việt Nam đối vơi nguồn vốn ODA. Quyết định đã quy định cụ thể danh mục các ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ từ ngày 20 tháng 7 năm 2011.

Như vậy, quá trình hoàn thiện không ngừng khung thể chế về quản lỷ và sửdụng ODA của Chính phú đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Quá trinh này cũng phù hợp với tiến trình cài cách luật pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền trong quá trình chuyển đối sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đọc thêm tại: http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/07/cong-khai-minh-bach-trong-quan-ly-va-su.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chinh sach tien te, ngan sach nha nuoc

Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ODA

     Việc quyết định đầu tư và phê duyệt các chương trình và dự án ODA khác đều phân cấp cho Thủ trưởng các cơ quan chủ quản. Sự phân cấp mạnh mẽ này một mặt tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò làm chủ, trách nhiệm của các ngành, các cấp, song mặt khác cũng đặt ra thách thức về năng lực quản lý và tổ chức thực hiện đối với các bộ, ngành và địa phương.

      Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ODA thông qua việc Bộ Ke hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ công bố rộng rãi thông tin về nguồn ODA, các chính sách và điều kiện tài trợ đế các đơn vị đề xuất có điều kiện để chuẩn bị và đề xuất các chương trình, dự án ODA.

      Công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế.

 sử dụng ODA

Nhìn tổng thể, Nghị định 131/2006/NĐ-CP đã thể hiện khá thành công ý tưởng Chính phủ thống nhất quản lý ODA (phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ), trao quyền cho các đơn vị thụ hưởng và cơ quan chú quản trong quá trình thực hiện đê đề cao trách nhiệm, phát huy sáng kiến và huy động sự tham gia, đông thời tăng cường hậu kiểm theo tinh thần hài hoà quy trình và thủ tục ODAvới nhà tài trợ.

      Căn cứ vào Nghị định 131/2006/NĐ-CP, các cơ quan quản lý nhà nước về ODA đã ban hành các thông tư, quyết định hướng dẫn việc thực hiện, bao gồm Thông tư 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP và Thông tư 03/2007/TT-BKH hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các chương trình, dự án ODA của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thông tư 108/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính trong nước vốn ODA; Thông tư 01/2008/TT-BNG của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc ký kết các điều ước quốc tế về ODA,…

Đọc thêm tại: http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/07/he-thong-tai-chinh-quoc-gia.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tiền tệ, ngân sách nhà nước

Hệ thống tài chính quốc gia

Hệ thống tài chính quốc gialà tổng thể những bộ phận hợp thành một cơ cấu tài chính, những bộ phận này tuy có sự độc lập tương đối về mặttài chính, nhưng chúng tác động qua lại lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau trong toàn bộ sự vận động tài chính của nền kinh tế. Hệ thống tài chính cung cấp bốn dịch vụ cơ bán giúp nền kinh tế vận hành thông suốt.

Trước hết, hệ thống tài chính cung cấp một phương tiện trao đổi và hàm chứa giá trị là tiền, loại phương tiện thực hiện chức năng làm đơn vị đo lường giá trị của các giao dịch. Thứ hai, hệ thống tài chính tạo ra các kênh huy động tiền gửi tiết kiệm từ nhiều nguồn khác nhau cho các nhà đầu tư, chức năng này được gọi là trung gian tài chính. Thứ ba, nó cung cấp phương tiện chuyển đổi và phân tán rủi ro trong nền kinh tế. Thứ tư, nó cung cấp gói công cụ chính sách nhằm ổn định các hoạt động trong nền kinh tế.

Hệ thống tài chính quốc gia

Những bộ phận cơ bản của hệ thống tài chính quốc gia gồm:
  • Ngân sách nhà nước: là bộ phận tài chính tập trung lớn nhất của hệ thống tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được Quốc hội quyết định nhằm đáp ứng nhu càu phát triển kinh tế và các nhu cầu khác của xã hội.

  • Tài chính doanh nghiệp: là những quan hệ tài chính phục vụ cho quá trình sản xuất – kinh doanh. Thông qua quá trình thu hút và sử dụng vốn của doanh nghiệp, nguồn tài chính này ngày càng được mở rộng. Trong hệ thống tài chính quốc gia, tài chính doanh nghiệp được coi như những tế bào quan trọng, góp phần tạo sức mạnh cho toàn bộ hệ thống.

  • Tài chính hộ gia đình: là quan hệ tài chính trực tiếp đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần và các nhu cầu xã hội cho các tầng lớp dân cư. Sau khi có được thu nhập từ các nguồn khác nhau, mỗi gia đình thường xuyên phải chi tiêu mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Từ đãy các nguồn tiền tệ sau khi vào thị trường sẽ quay trở lại các tổ chức kinh doanh. Bên cạnh đó, các hộ gia đình cũng có nguồn dự trữ tài chính hết sức to lớn, họ có thể đưa vốn của mình vào các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp qua trái phiếu, cổ phiếu… Do đó, mặc dù đãy là nguồn tài chính phân bổ rải rác trong hàng triệu tế bào nhỏ nhung cần tạo mọi điều kiện để huy động.

  • Tài chính đối ngoại: Trong xu thế quốc tế hóa về kinh tế hiện nay, hệ thống tài chính cũng được coi là một hệ thống mở với những quan hệ tài chính đối ngoại phong phú. Những quan hệ này không tập trung vào một loại hình nhất định mà chúng đan xen vào những quan hệ tài chính khác. Tuy nhiên, do tính đặc thù của loại quan hệ này nên chúng được thừa nhận như một bộ phận tài chính có tính độc lập tương đối.

  • Tài chính trung gian: là các tổ chức tài chính đóng vai trò cầu nối, thực hiện việc trung chuyên các nguồn tài chính. Thông qua việc thu hút và sử dụng các nguồn tài chính, các tổ chức tài chính chuyển tải nguồn vốn vào các kênh, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của nền kinh tế. Có nhiều loại tổ chức tài chính trung gian khác nhau: các ngân hàng, thị trường chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty xổ số…

Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tài khóa, chi ngan sach nha nuoc

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Chính sách thu hút vốn ODA

       Để đáp ứng các yêu cầu về vốn cho đầu tư phát triển và cơ cấu lại nền kinh tế nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng trong giai đoạn tới, Việt Nam đã có những chính sách mở cửa rộng rãi để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Chính sách thu hút vốn ODA

       Để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2006-2010), thực hiện Tuyên bố Pa-ri và Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ, trên cơ sở tham vấn rộng rãi các nhà tài trợ, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010 (ban hành kèm theo

       Quyết định 290/2006/QĐ-TTg). Đãy được xem là “cuốn sách trắng” tuyên bổ về chính sách thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam trong thời kỳ 2006- 2010 và tầm nhìn sau năm 2010.

   Nghị định 131/2006/NĐ-CP hiện hành có những bước đột phá quan trọng sau đây:

Chính sách thu hút vốn ODA

       Thứ nhất, tính đồng bộ cao của Nghị định về quản lý và sử dụng ODA với các văn bản pháp luật chi phối khác trong các lĩnh vực như đầu tư, xây dựng công trình, thuế, đền bù di dân, giải phóng mặt bằng, ký kết và tham gia các điều ước quốc tế khung và cụ thể về ODA. Sự hài hòa với các quy định của nhà tài trợ cũng được thể hiện rõ trong Nghị định này, đặc biệt là khâu theo dõi và đánh giá các chương trình và dự án ODA.

      Thứ hai, Nghị định đã thế hiện sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý và sử dụng vốn ODA tương tự như đối với đầu tư công. Theo Nghị định, Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt Danh mục yêu cầu tài trợ; các chương trình, dự án ODA quan trọng quốc gia; các chương trình, dự án kèm theo khung chính sách và trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Đọc thêm tại: http://quyluatphattrienkinhte.blogspot.com/2015/07/an-toan-no-nuoc-ngoai-o-viet-nam.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: chính sách tiền tệ, ngân sách nhà nước